xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM kiên trì thực hiện chương trình tích hợp

Đặng Trinh

Dư luận đang rất quan tâm về việc dạy và học các môn tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. TP HCM đã có sự đón đầu và chuẩn bị cho các môn học này một cách bài bản

Năm học 2023-2024, TP HCM có hơn 1,7 triệu học sinh (HS) từ mầm non đến THPT. Trừ lớp 1 tựu trường ngày 21-8, tất cả bậc học còn lại tựu trường vào ngày 28-8.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, năm học 2023-2024, thành phố vẫn tiếp tục bảo đảm 100% HS trên địa bàn có đủ chỗ học. Việc tuyển dụng giáo viên đã chuẩn bị hoàn tất. Đến ngày 5-9, TP HCM dự kiến đưa vào sử dụng 441 phòng học mới từ 27 dự án, trong đó số phòng học tăng thêm là 282.

Sở GD-ĐT TP HCM cho biết năm học 2023-2024, bậc THPT tăng 21.181 HS, mầm non tăng 7.932 em, riêng bậc THCS tăng 42.000 HS so với năm học trước. Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM Nguyễn Văn Hiếu cho rằng năm học này, số HS lớp 6 tăng 42.000 em so với năm ngoái khiến khả năng tiếp nhận của các trường THCS trở nên quá tải.

Trước tình trạng này, ông Nguyễn Văn Hiếu đề nghị các phòng GD-ĐT quận, huyện và TP Thủ Đức chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nhất là xây dựng trường lớp. Trưởng phòng GD-ĐT phải thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo quận, huyện dành đất quy hoạch cho giáo dục. "Nếu không có kế hoạch, không khéo vài năm nữa chúng ta sẽ "vỡ trận" trong tuyển sinh đầu cấp. Bình quân một năm, TP HCM tăng 10.000 - 15.000 HS ở các độ tuổi, riêng năm nay lớp 6 tăng đột biến" - ông Hiếu băn khoăn.

Theo ông Hiếu, Nghị quyết của Thành ủy TP HCM đã yêu cầu đến năm 2020, 100% cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Nhiều trường THPT đang xuống cấp, chưa được sửa chữa kịp thời vì nhiều lý do như kinh phí, kế hoạch khó khăn.

Ông Hiếu nhấn mạnh đến việc các cơ sở giáo dục phải thường xuyên rà soát, bảo đảm an toàn trường học, nhất là trường mầm non và tiểu học. Theo ông, để chuẩn bị cho năm học mới, các trường phải có kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học cơ bản, khó khăn chỗ nào thì đề xuất để hỗ trợ.

Để chuẩn bị cho năm học sắp tới, số phòng học mới lần lượt ở các cấp tại TP HCM gồm: mầm non 68 phòng, tăng 68 phòng; tiểu học 197 phòng, tăng 117 phòng; THCS 88 phòng, tăng 39 phòng. Từ ngày 5-9 đến hết năm 2023, dự kiến TP HCM sẽ đưa vào sử dụng 231 phòng học mới từ 21 dự án.

TP HCM kiên trì thực hiện chương trình tích hợp - Ảnh 1.

Học sinh TP HCM chuẩn bị sách giáo khoa cho năm học mới. Ảnh: TẤN THẠNH

Nhiều giáo viên chưa tự tin

Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM cho biết hiện nay, dư luận rất quan tâm đến việc dạy và học môn tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. TP HCM đã có sự đón đầu và chuẩn bị cho các môn học này một cách bài bản.

Theo đó, các phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT đã bàn với các khoa của Trường ĐH Sài Gòn về vấn đề tập huấn đội ngũ dạy môn tích hợp từ rất sớm. Năm 2019, TP HCM đã xác định nội dung các môn tích hợp và năm 2020 bắt đầu bồi dưỡng thầy cô dạy môn khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lý.

Thực tế, việc bồi dưỡng giáo viên diễn ra trong thời gian ngắn nên năm đầu tiên triển khai dạy và học môn tích hợp, nhiều thầy cô cảm thấy chưa tự tin. Phòng Giáo dục trung học đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để lắng nghe thầy cô gặp khó khăn ở đâu nhằm tháo gỡ.

"TP HCM kiên trì, quyết tâm dạy - học tích hợp, thực hiện đúng chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD-ĐT và theo đúng tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội" - ông Hiếu khẳng định.

Đến nay, nhiều hiệu trưởng cho biết sau một thời gian trải nghiệm, giáo viên đã tự tin dạy các môn tích hợp. Các trường cũng khẳng định tiếp tục phân công giáo viên phụ trách dạy môn khoa học tự nhiên.

"Tôi yêu cầu Phòng Giáo dục trung học tiếp tục cùng với mạng lưới bộ môn ở các quận, huyện tổ chức những chuyên đề, chủ đề thiên về góc độ kiến thức của các môn tích hợp. Không nhất thiết một giáo viên phải dạy hết các chuyên đề, chủ đề trong năm. Việc phân công cần hết sức linh hoạt; hiệu phó, hiệu trưởng các trường phải giao quyền chủ động cho tổ chuyên môn" - ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh. 

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh trường công

Theo Sở GD-ĐT TP HCM, từ năm học 2023-2024, mức thu học phí thực hiện trên địa bàn thành phố có chênh lệch so với năm học trước, không được tiếp tục hỗ trợ phần chênh lệch do Nghị quyết 17 năm 2022 của HĐND thành phố đã hết hiệu lực.

Nhằm bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và thực hiện đúng khung học phí theo Nghị định 81 của Chính phủ, Sở GD-ĐT đề xuất UBND TP HCM thống nhất chủ trương trình HĐND thành phố cho tiếp tục thực hiện Nghị quyết 17 - hỗ trợ phần chênh lệch do điều chỉnh mức học phí. Tuy nhiên, đề xuất này không áp dụng cho đối tượng là HS ngoài công lập.

Sau khi có ý kiến chấp thuận chủ trương của UBND TP HCM, Sở GD-ĐT sẽ tiến hành các bước xây dựng nghị quyết để tham mưu cho UBND trình HĐND thành phố trong kỳ họp tháng 9-2023.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo