xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM "phác thảo" chân dung học sinh giai đoạn mới

Đặng Trinh

TP HCM đặt mục tiêu xây dựng nền giáo dục và đào tạo thành phố đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và thế giới vào năm 2045

Nhiều ý kiến tâm huyết từ các thế hệ nhà giáo, giáo viên (GV), nhà quản lý giáo dục đã gửi đến lãnh đạo TP HCM, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tại hội thảo "Góp ý cho chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" do sở này vừa tổ chức.

Xã hội hóa giáo dục còn mờ nhạt

TS Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết hiện thành phố có hơn 4.000 cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp với hơn 1,7 triệu người học cùng hơn 500.000 sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, trung cấp. Nhiều năm qua, thành phố thực hiện chủ trương tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, huy động 100% trẻ em trong độ tuổi ra lớp, giữ vững kết quả phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục trung học theo định hướng của thành phố.

Người đứng đầu ngành GD-ĐT thành phố cũng cho biết chất lượng đội ngũ nhà giáo không ngừng nâng cao, bảo đảm yêu cầu đạt chuẩn và trên chuẩn. "Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu về số lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu, chưa có định biên một số chức danh theo yêu cầu giáo dục toàn diện. Ngoài ra, một bộ phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học dẫn đến chưa theo kịp yêu cầu đổi mới trong giáo dục và hội nhập quốc tế" - ông Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận.

Thẳng thắn góp ý tại hội thảo, TS Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho rằng dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đặt ra các mục tiêu thực hiện rất rõ ràng nhưng cần cụ thể hơn. Lý giải cho nhận định này, theo ông Minh, chúng ta luôn nói giáo dục phát triển trong bối cảnh 4.0 nhưng cụ thể có những yêu cầu gì, cần thực hiện các thay đổi gì để đáp ứng bối cảnh đó thì chưa xác định rõ. "Tôi cho rằng đó là những nội dung phụ huynh và học sinh (HS) cần biết chứ không phải những chủ trương chung chung, chỉ đạo của thông tư, nghị quyết" - TS Huỳnh Công Minh đặt vấn đề.

Ông Minh cũng cho rằng đất nước nói chung, ngành GD-ĐT nói riêng đã và đang đổi mới rất nhiều so với giai đoạn trước. Vì vậy, việc định hình chân dung HS trong giai đoạn mới rất cần thiết, trong đó, cụ thể là những tố chất, năng lực, phẩm chất gì đáp ứng sự phát triển của xã hội.

"TP HCM có thể nói là nơi đầu sóng ngọn gió nhưng vì sao năm nào cũng nói thiếu GV, thành phố còn thiếu thì các địa phương khác thế nào? Vấn đề xây trường học, vì sao thiếu trường, lớp? Ngoài những nguyên nhân khách quan thì rõ ràng chúng ta cứ nói xã hội hóa giáo dục nhưng để cho xã hội hóa mờ nhạt quá. Đã đến lúc xã hội hóa là giải pháp để chăm lo thêm cho giáo dục thành phố. Trong khi đó, nếu không tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây trường thì rất lãng phí. Thành phố cần xây dựng cơ chế, chính sách về đất đai, đầu tư để xây được trường nhiều hơn…" - ông Minh nêu.

TP HCM phác thảo chân dung học sinh giai đoạn mới - Ảnh 1.

Việc xác định rõ học sinh, sinh viên TP HCM có những đặc tính, ưu thế gì trên thị trường lao động rất có ý nghĩa. Ảnh: TẤN THẠNH

Chiến lược cần có tầm nhìn

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho biết trải qua nhiều thời kỳ, lãnh đạo thành phố luôn quan tâm phát triển GD-ĐT. Từ nhiều năm qua, thành phố là nơi khởi nguồn của nhiều sáng kiến, mô hình sáng tạo trong lĩnh vực GD-ĐT. Với chiến lược phát triển GD-ĐT từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, thành phố cần xác định tầm nhìn, quan điểm xuyên suốt để từ đó có những biện pháp, kế hoạch, chương trình hiện thực hóa tầm nhìn đó, góp phần giữ vững vai trò là đầu tàu cả nước không chỉ về kinh tế mà còn giáo dục, văn hóa, khoa học - công nghệ, có vị trí và vai trò ở khu vực và quốc tế. Đồng thời, việc xác định rõ HS, sinh viên TP HCM có những đặc tính, ưu thế gì trên thị trường lao động rất có ý nghĩa.

Nhà giáo Trương Song Đức, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, bày tỏ rất nhiều vấn đề muốn làm nhưng thật ra phải có nghị quyết, trong mục tiêu xây trường học cũng vậy, muốn có nhiều trường phải có nghị quyết của Đảng, không thể nói chung chung. Song song với các chính sách phát triển giáo dục phổ thông, cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, xác định cụ thể tỉ lệ bao nhiêu người học trình độ ĐH, CĐ, trung cấp. "Ở bậc mầm non, cần ưu tiên phát triển hệ thống trường công lập vì tỉ lệ người nghèo, công nhân - lao động trong xã hội còn rất lớn. Hiện nay, mỗi phường, xã được xác định có ít nhất một trường mầm non công lập chưa thể giải quyết hết nhu cầu gửi con của người dân" - ông Đức thông tin.

Trong khi đó, nhiều ý kiến khác cho rằng các chỉ tiêu đặt ra trong dự thảo cần có sự tính toán riêng đối với từng khu vực đặc thù như quận ở trung tâm thành phố, hạn chế về quỹ đất hoặc các quận vùng ven, tập trung đông dân nhập cư nhưng khó khăn về điều kiện xã hội hóa. 

Cần có thêm định hướng riêng

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng TP HCM xác định rõ hình ảnh, các yêu cầu về kỹ năng, phẩm chất của con người trong tương lai khi xây dựng chiến lược phát triển GD-ĐT là hợp lý. "Dựa trên chiến lược phát triển chung của cả nước, TP HCM cần có thêm định hướng riêng, xác định rõ mục tiêu thực hiện, tránh vừa thiếu vừa thừa khi triển khai trong thực tế" - ông Phúc nhìn nhận. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đặt nhiệm vụ cụ thể cho TP HCM khi cần tập trung kéo giảm sĩ số lớp học. Theo ông Nguyễn Văn Phúc, tất cả nhiệm vụ, giải pháp đều cần cụ thể, có lộ trình thực hiện, tính toán về nguồn lực để bảo đảm tính khả thi trong thực tế. Đơn cử, muốn giảm sĩ số HS/lớp cần xác định rõ cần thêm bao nhiêu phòng học, bao nhiêu GV trong giai đoạn tới, từ đó có các kế hoạch đào tạo, bổ sung phù hợp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo