Theo kết quả cuộc điều tra được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 12-2001 về tình hình người nhập cư đến TPHCM, số người nhập cư vào TPHCM trong giai đoạn 1996-2001 đã chiếm đến 35% dân số ở TP.
Cứ 3 trẻ lớp 1 thì có 1 tạm trú
Tân Bình là quận có nhiều dân nhập cư nhất ở TPHCM hiện nay. Theo bảng thống kê nhân hộ khẩu quận Tân Bình được điều tra tháng 1-2002, toàn quận có 680.625 nhân khẩu nhưng chỉ có 401.861 người có hộ khẩu thường trú trong quận, tỉ lệ 59%. Trong 20 phường của quận Tân Bình, có những phường tỉ lệ người tạm trú xấp xỉ 50% so với tổng số dân trong phường, như phường 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20. Theo số liệu của Phòng GD-ĐT quận Tân Bình, nếu như năm học 1998-1999 cứ 3 trẻ có hộ khẩu vào lớp 1 thì có 1 trẻ tạm trú cùng vào lớp 1, đến năm học 2002-2003 hệ số trên là 2/1.
Đưa trẻ đến trường
Bến xe Miền Đông là điểm hội tụ của dân nhập cư tứ xứ đổ về. Đám trẻ theo bố mẹ về đây bổ sung vào đội quân lượm rác, và chúng đang có nguy cơ thất học. Ông Cao Hoài Sơn, Phó Chủ tịch phường 26, quận Bình Thạnh, nói: “Cứ mỗi đầu năm học, chúng tôi tổ chức đi điều tra nắm lại số trẻ trong độ tuổi phổ cập chưa ra lớp. Năm nay tổng cộng toàn phường có hơn 200 em”. Vận động bọn trẻ ra lớp đêm là việc rất khó. Chị Lương Thị Nhàn, cán bộ phổ cập văn hóa phường, cho biết: “Chúng tôi phải đi thăm hỏi, vận động cho các cháu ra lớp. Nhiều gia đình nói thẳng không có tiền mua tập vở, áo quần cho chúng đi học. Có gia đình từ chối vì các em là trụ cột, lo chạy miếng ăn từng ngày cho cả gia đình họ”. Phường phải tổ chức quyên góp tập vở, áo quần, bút viết để đưa bọn trẻ đến lớp.
Phường tổ chức thành 2 điểm học phổ cập đêm đặt ở 2 trường tiểu học Tầm Vu và Cầu Sơn. “Mời ra lớp đã khó, duy trì lớp còn khó hơn”, chị Nhàn nói. Tại điểm Tầm Vu, sau học kỳ một đã có 11 em nghỉ học. “Đó là những em phải theo gia đình đi nơi khác...”, chị Nhàn giải thích. “Mới đây, ở khu vực Bãi Ghe gần cầu Đỏ lại tụ về nhiều gia đình nhập cư mới, có chừng 50 em chưa đến lớp...”.
Một phường làm tốt công tác phổ cập
Đó là phường 16, quận Tân Bình. Anh Đỗ Khắc Nguyên, cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội của phường, cho biết toàn phường có khoảng 60.000 dân, trong đó hơn 50% là tạm trú. Năm học vừa qua, phường huy động được 423 em đến lớp phổ cập tiểu học. Số học sinh này vừa đủ để mở một ngôi trường quy mô nhỏ. Anh Nguyên đưa chúng tôi đến thăm một điểm dạy phổ cập ở Nhà Thiếu nhi phường, thuộc khu phố 1 (đường Gò Dầu). Tại đây có hai lớp, khoảng 70 học sinh, đang học. Anh Nguyên giải thích đối với những em không bận mưu sinh thì phường tổ chức học lớp ban ngày cho tiện. Toàn phường có bốn điểm phổ cập, trong đó có hai điểm học ban ngày và hai điểm học ban đêm.
Tình hình trẻ em nhập cư ở phường 16, quận Tân Bình ngày một đông. Số trẻ được vận động ra lớp phổ cập tiểu học là hơn 400 em, làm ai cũng bất ngờ. Nhưng khó khăn nhất là lấy đâu ra phòng học? Vấn đề này được đem ra bàn trước dân trong các cuộc họp tổ dân phố. Một hộ dân ở số 10/27 đường Độc Lập đã cho mượn nhà mở lớp phổ cập và tham gia đứng lớp luôn, rồi các cha xứ thuộc Giáo xứ Mạc Ti Nho cũng mở rộng cửa nhà thờ mở lớp... Chính quyền địa phương hỗ trợ lương giáo viên phổ cập 500.000 đồng/tháng.
Ý KIẾN NHÀ QUẢN LÝ
Ông NGUYỄN TRỌNG CHỨC, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh: Thống kê số trẻ vào lớp 1 đầu năm học này cho thấy có đến 1.152 em không có hộ khẩu. Nếu tính 50 em/lớp thì chúng tôi phải cần thêm 23 phòng học. Theo kế hoạch, năm học 2002-2003, quận sẽ xây dựng 10 trường từ mầm non đến THCS. Một khó khăn nữa là hiện nay chế độ cho giáo viên lớp phổ cập còn chưa thỏa đáng, chưa động viên được giáo viên yên tâm đứng lớp.
Bà HOÀNG THỊ HỒNG HẢI, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Bình: Do nhận trẻ không có hộ khẩu nên sĩ số lớp từ mầm non đến THCS đều cao hơn mức cho phép của Sở GD-ĐT TP. Từ 4 năm nay, Tân Bình xây trường liên tục nhưng vẫn không đủ trường lớp do số học sinh tăng cơ học quá nhanh. Ví dụ, năm học này chúng tôi có 7.110 học sinh lớp 9 ra trường nhưng phải nhận vào lớp 6 đến 9.313 em, tăng 2.203 em, cần thêm khoảng 44 phòng học nữa (50 em/lớp). |
GIẢI QUYẾT TỪ GỐC Kinh nghiệm của các nước châu Á Một vấn đề nảy sinh từ các nước đang phát triển là người dân ở nông thôn đổ về các thành phố lớn sinh sống do số chỗ làm ở nông thôn không đủ. Thậm chí có nhiều học sinh trung học cũng bỏ đi vì không muốn tiếp tục làm những công việc không còn phù hợp với khả năng của họ như tát cá, cày ruộng mà lên thành phố kiếm việc làm hoặc học thêm. Điều này khiến Việt GS Anne Booth (ĐH |
Bình luận (0)