icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP.HCM: học sinh yếu, kém cao nhất cả nước ở cấp THCS, TPHT

Theo TTO

Sáng nay 7-3, Bộ GD-ĐT đã tổ chức H truyền hình Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ về việc tìm giải pháp để chống ngồi nhầm lớp.

Hiện nay tình trạng học sinh yếu kém có ở tất cả các tỉnh, thành phố. Diện học sinh không đủ kiến thức, kỹ năng, khả năng học ở lớp hiện tại tập trung nhiều ở các tỉnh, các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Chính vì vậy Bộ GD-ĐT đã đề nghị các Sở GD-ĐT khảo sát chất lượng học tập của học sinh ở tất cả các khối lớp từ cấp tiểu học, đến THCS và THPT.

Khảo sát đã chia ra hai nhóm, nhóm một là nhóm những tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển và nhóm hai là nhóm những tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Ở hai cấp THCS và THPT, tại nhóm một, TP.HCM đứng đầu tỉ lệ học sinh yếu, kém cao nhất với 10,34% ở cấp THCS (9,46% học sinh học lực yếu, 0,88% học sinh học lực kém) và cấp THPT là 19,75% (17,43% học sinh học lực yếu, 2,32% học sinh học lực kém). Ở nhóm này, tỉnh Bắc Ninh có tỉ lệ thấp nhất ở cả hai cấp.

Tại nhóm hai, Sóc Trăng đứng đầu với 32,29% ở cấp THCS và Bình Phước với 56,07% ở cấp THPT. Riêng cấp tiểu học, nhóm một Hải Dương là tỉnh có tỉ lệ cao nhất và ở nhóm hai là Hà Tây.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Vọng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số giáo viên còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chưa thật sự tâm huyết với nghề nên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chưa coi trọng đánh giá đúng chất lượng thực của học sinh và chưa quan tâm đầy đủ đến những học sinh có khó khăn trong học tập.

Thêm vào đó, học sinh chưa nhận thức đúng về động cơ và mục đích học tập, gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Đặc biệt, có một bộ phận học sinh thuộc diện thiểu năng, chậm phát triển trí tuệ tham gia học hòa nhập để rèn luyện kỹ năng sống.

Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Huỳnh Văn Hoa thì cho rằng, nguyên nhân học sinh yếu kém do có sự phối hợp chưa tốt giữa gia đình và nhà trường. Ông cho biết, “Gia đình khoán hết cho trường thì các trường gánh rất nặng. Việc ngồi nhầm lớp không phải nhầm một lớp mà nhầm hai, ba lớp tại 13 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên là phổ biến. Bộ cũng nên giải quyết vấn đề học sinh dân tộc chưa biết tiếng Kinh phải ngồi học khi chưa biết gì, bên cạnh đó giáo viên cũng không biết tiếng dân tộc thì làm sao học sinh hiểu”.

TS Hồ Việt Hiệp, giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, nói: “Nên phân loại học sinh yếu kém và học sinh ngồi nhầm lớp khác nhau, tuy có liên quan, nhưng gộp chung rất khó giải quyết”. Đồng tình với TS Hiệp, giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai đề xuất: học sinh yếu kém chỉ nên học những môn nào yếu, không nên học hết chương trình, để học sinh chú tâm vào học.

“Tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, học yếu kém cũng do lãnh đạo địa phương quan trọng hóa thi đua. Thi đua là điều cần thiết ở tất cả các ngành nhưng chỉ tiêu thi đua đã làm chạy theo bệnh thành tích…”, phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai Đỗ Hữu Tài bức xúc.

Riêng giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, TS Huỳnh Công Minh cho rằng: “Chất lượng giáo dục gồm nội dung chương trình giáo khoa, phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp dạy của gia đình và cách quản lý của nhà giáo dục gộp lại thì mới tốt. TP.HCM đang cố gắng giảm sĩ số học sinh trong lớp và học hai buổi/ngày để dễ chăm sóc học sinh hơn”.

Theo Bộ GD-ĐT, bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo sát sao, kiên quyết, phối hợp chặt chẽ và sẽ có hướng dẫn cụ thể hơn về nội dung, tiêu chí đánh giá học sinh yếu kém để giải quyết tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Theo đó, những trường có nhiều học sinh diện học lực yếu kém có thể xếp thành lớp riêng theo từng nhóm đối tượng có trình độ tương đương, ở vùng khó khăn tổ chức từ 5-7 học sinh/lớp.

Đồng thời Bộ sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí cho các địa phương để thực hiện việc phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu, kém. Bộ cũng sẽ đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, tăng cường công tác thanh tra chuyên môn thường xuyên nhằm đánh giá đúng thực chất kết quả dạy học ở từng lớp của giáo viên, giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy.

"Mục tiêu đào tạo của chúng ta vẫn là cho thanh thiếu niên Việt Nam có năng lực vào đời chứ không phải cấp cho các em chứng chỉ. Trong việc tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng yếu kém trong học sinh, Bộ không thể có một biện pháp cụ thể, mà chính các địa phương phải tìm ra giải pháp cho riêng mình. Tuy nhiên, về phía Bộ sẽ có kế hoạch để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kiến cố hoá trường lớp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học" - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo