xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trăn trở dự án học văn từ cuộc sống

ĐẶNG TRINH

Dạy văn bằng phương pháp trải nghiệm từ thực tế cuộc sống giúp học sinh hứng thú, trưởng thành. Tuy nhiên, phương pháp dạy học này tại các trường THPT ở TP HCM đang gặp không ít khó khăn

“Sau dự án dạy văn “Lan tỏa giá trị Việt”, tổ văn định tiếp tục thực hiện dự án “Học văn để trưởng thành” nhưng đến giờ vẫn chưa tiến hành được do học sinh (HS) phải học nhiều môn khác. Các em phải đi học thêm khá nhiều khiến kế hoạch phải lùi lại” - cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp, tổ trưởng tổ văn Trường THPT Giồng Ông Tố (quận 2, TP HCM), bày tỏ.

Kinh phí: Vẫn tự túc là chính

Cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp cho biết thuận lợi nhất của tổ văn là được nhà trường hỗ trợ, ủng hộ. Khi ra mắt dự án, chính thầy hiệu trưởng tự bỏ tiền túi ra thuê máy chiếu, trang phục cho HS…

“Không có sự ủng hộ đó, giáo viên (GV) sẽ gặp nhiều khó khăn vì dạy học theo dự án tốn khá nhiều kinh phí, nhất là giai đoạn đầu. Ở dự án đầu tiên, GV trong tổ đều khuyến khích HS tận dụng những phương tiện có sẵn và được trường hỗ trợ một phần. Còn kinh phí để duy trì những dự án tiếp theo thì chưa biết sẽ lấy từ đâu” - cô Diệp băn khoăn.

 

Thầy Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân, cùng học trò thực hiện một dự án học văn từ cuộc sống. Ảnh: TẤN THẠNH
Thầy Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân, cùng học trò thực hiện một dự án học văn từ cuộc sống. Ảnh: TẤN THẠNH

 

Trong khi đó, thầy Đỗ Đức Anh, GV Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM), cho rằng khi GV muốn làm điều mới thì phải sẵn sàng tâm lý cái mới đó có được người khác chấp nhận không. Với việc học văn theo dự án, chuyện HS có muốn học hay không là cực kỳ quan trọng vì đối tượng chính là các em. Phụ  huynh có đồng ý thì mới đưa con đến những địa điểm ghi hình, phỏng vấn, hỗ trợ kinh phí, bớt những giờ học thêm để dành thời gian cho dự án.

“Dự án đầu, tôi phải lên kế hoạch xin kinh phí nhưng chỉ có thể xin một lần, lần sau kinh phí phải tự bỏ ra, con số có thể hơn mấy chục triệu đồng, vượt quá tháng lương của GV phổ thông” - thầy Đức Anh lo lắng. Theo thầy, từ cái kéo, móc treo, tờ giấy A4…, GV cũng phải chuẩn bị rất vất vả, tốn kém, mất thời gian. “Đó là chưa kể để bảo đảm tiến độ chương trình trên lớp, những giờ thực hiện dự án là những buổi trưa hay chiều muộn hoặc ngày nghỉ cũng phải tận dụng” - thầy Đức Anh cho biết.

Không dám vượt rào

Theo cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp, mục đích của dự án dạy văn từ thực tế cuộc sống chẳng qua là dạy HS phương pháp, khơi gợi cảm xúc của các em trước mọi vấn đề của cuộc sống.

“Tôi vẫn thường nói với HS của mình rằng nếu các em lướt qua cuộc sống mà không mang theo cảm xúc gì thì không ổn. Vì vậy, chỉ cần HS có chút quan sát, có vấn đề gì mới thì ghi lại và cảm nhận, dù ở góc độ nào cũng chấp nhận được vì các em có quyền suy nghĩ riêng” - cô Diệp nhận xét.

Các GV trực tiếp thực hiện dự án học văn từ cuộc sống cho rằng khi HS đã có thói quen cảm nhận, nảy sinh ý tưởng thì thời gian kết nối các ý tưởng đó không còn quan trọng nữa. Thế nhưng, điều trăn trở nhất hiện nay là HS phải đi học thêm quá nhiều để phục vụ cho các kỳ thi khiến các em quên mất cả cảm xúc sáng tạo. “Để nói một lời yêu thương hay giận hờn, nhiều em cũng không biết cách nói” - cô Diệp lo ngại.

Ở một góc độ khác, GV một trường THPT tại quận 3, TP HCM cho rằng không khó để tổ chức những giờ học ngoài sách vở cho HS. Song, khi HS say mê với thực tế rồi phải quay lại với các bài giảng phục vụ cho thi cử thì sẽ khiến các em hụt hẫng, thiệt thòi.

“Với cách ra đề thi văn như hiện nay, nhiều GV không dám đi chệch hướng. Rõ ràng, GV muốn dạy đổi mới nhưng đề thi lại không mới thì ai dám dạy khác? Một đề thi được đánh giá là phân loại HS thì các em không cần phải đi học thêm cũng vẫn làm bài được. Nhưng các HS này có cảm nhận tốt, tư duy tốt thì điểm cao và ngược lại. Một khi cách ra đề cứ máy móc, sách vở thì dù GV có cố gắng thế nào cũng chỉ hủy diệt cảm xúc, sáng tạo của HS mà thôi” - GV này trăn trở.

 

Những kỹ năng không có trong giáo trình

Theo thầy Đỗ Đức Anh, nhiều ý kiến phản hồi đã cho rằng các dự án dạy văn từ cuộc sống không gắn liền với thi cử. Tuy nhiên, họ quên mất rằng chính từ những cách học như thế, HS mới có cảm nhận sâu sắc, có kỹ năng và trải nghiệm về cuộc sống. Qua những lần xâm nhập thực tế, các em còn học được nhiều kỹ năng cần thiết, như: phỏng vấn, ứng phó với các tình huống xảy ra… Những kỹ năng này không có giáo trình nào dạy các em cả.

“Chúng ta cứ nói dạy tích hợp trong trường phổ thông nhưng làm sao dạy tích hợp được khi hiện nay, HS học quá nhiều môn, môn học nào cũng nặng nề?” - thầy Đức Anh ưu tư.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo