Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, các ngân hàng, công ty tài chính vẫn luôn phát triển và tăng trưởng. Đây là doanh nghiệp đặc thù nên Chính phủ và nhà nước luôn quan tâm, đề ra những chính sách, chế tài để hoạt động ngân hàng, tài chính tại Việt Nam đi vào ổn định và tăng trưởng bền vững.
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo hệ đại học về Tài chính - Ngân hàng. Trong đó, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM được xem là cái nôi của ngành này. Đây là trường công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với mũi nhọn là ngành Tài chính – Ngân hang
Giảng đường của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM
TS Phan Ngọc Minh – Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM cho biết: hiện trường có gần 500 giảng viên, cán bộ, nhân viên. Hầu hết các giảng viên đều có học hàm, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và Thạc sĩ; được đào tạo tại các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước; vừa là các chuyên gia, nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm, vừa là những thầy cô giáo tận tâm với sinh viên…
TS Phan Ngọc Minh cũng cho biết thêm: kết quả khảo sát tình hình việc làm của cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2017 với tỷ lệ có việc làm là 94,7%. Nhiều thế hệ học viên, sinh viên tốt nghiệp từ trường hiện đang công tác và nắm nhiều trọng trách tại cơ quan Đảng, Chính quyền, ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụ thể:
1. Ngành Tài chính – Ngân hàng
Đây là ngành mũi nhọn của trường với bề dày lịch sử hơn 40 năm, bao gồm chuyên ngành Ngân hàng và chuyên ngành Tài chính. Chuẩn đầu ra luôn được xây dựng tiếp cận tiêu chuẩn kiến thức hiện đại, tiên tiến. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các bộ phận tài chính, kiểm soát nội bộ, quản lý dự án, đầu tư… của các doanh nghiệp tổ chức.
Khi tốt nghiệp, sinh viên không chỉ có cơ hội làm việc tại ngân hàng, công ty tài chính, kiểm toán, công ty chứng khoán… Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp còn có thể làm ở bộ phận thanh toán quốc tế, thẩm định cho vay, kinh doanh ngoại hối, nguồn vốn, kiểm soát nội bộ, quan hệ khách hàng… của các tổ chức tín dụng; Bộ phận môi giới chứng khoán, phân tích đầu tư, bảo lãnh phát hành của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Thư viện hiện đại của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM
2. Ngành Kế toán – Kiểm toán
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc ở các vị trí như: Chuyên viên kế toán, chuyên viên kiểm soát nội bộ, trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên, chuyên viên tư vấn kế toán tài chính và thuế, cán bộ thuế… cho các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty kiểm toán, cơ quan thuế…
3. Ngành Quản trị kinh doanh
Với 2 chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh tổng hợp và Marketing, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại phòng kinh doanh, marketing, tổ chức nhân sự hoặc thư ký ở các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, người học có khả năng tự khởi nghiệp kinh doanh và tiếp tục học ở bậc cao hơn.
4. Ngành Kinh tế quốc tế
Đây là chương trình đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận vị trí chuyên viên phân tích, hoạch định hoặc chuyên viên tư vấn, nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế - kinh doanh - đầu tư có yếu tố quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành KTQT có thể làm việc trong các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty đa quốc gia, quỹ đầu tư quốc tế, các dự án quốc tế, các viện - trung tâm nghiên cứu quốc tế, bộ phận chuyên trách về quản lý kinh tế xã hội và quan hệ kinh tế quốc tế tại các cơ quan quản lý nhà nước.
5. Ngành Hệ thống Thông tin quản lý
Là ngành học liên quan đến quản trị, kinh doanh và công nghệ nên phạm vi, mức độ ứng dụng của nó là rất lớn.
Sinh viên tốt nghiệp, có thể đảm nhận vị trí: Chuyên viên quản trị và vận hành hệ thống thông tin, Chuyên viên phân tích/ phát triển hệ thống, Trưởng phòng/Giám đốc thông tin,… hoặc: có thể đảm nhận các vị trí như Chuyên viên phân tích nghiệp vụ kinh doanh, Chuyên viên Marketing trực tuyến, Chuyên viên thiết kế/vận hành hệ thống thương mại điện tử, Nhà kinh doanh thương mại điện tử...
6. Ngành Luật kinh tế
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng làm việc trong nhiều lĩnh vực tại các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp, hành chính, hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp.
7. Ngành ngôn ngữ Anh
Sinh viên tốt nghiệp có thể chọn cho mình công việc phù hợp, sở hữu mức lương hấp dẫn cũng như trải nghiệm môi trường làm việc năng động, đa văn hóa ở các vị trí chuyên viên biên – phiên dịch, trợ lý giám đốc, tổng giám đốc; giảng dạy tiếng Anh... tại các tổ chức tài chính thương mại; công ty đa quốc gia; cơ quan dịch thuật; cơ quan ngoại giao, trường đại học và trung tâm ngoại ngữ...
Bình luận (0)