xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Đưa trường học đến thí sinh" tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp!

Nhóm PV Giáo dục

(NLĐO) - Tại chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" tại Hậu Giang sáng 17-3, nhiều thí sinh thắc mắc về đầu ra của các ngành, nghề. Hầu hết các câu hỏi đều đề cập đến cơ hội việc làm, đặc biệt tại các tỉnh đồng bằng sông cửu long

Ban tư vấn chương trình:

TS Dương Tôn Thái Dương, Phó Ban Đại học, ĐHQG TP HCM

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP HCM

ThS Nguyễn Văn Nhật, Phó chánh Văn phòng, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Quản lý và Kiểm định chất lượng, Trường ĐH Tài chính – Marketing

PGS-TS Trương Nguyễn Luân Vũ, Phó Trưởng Khoa chế tạo máy - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

Cô Phạm Thị Vân, Trưởng bộ phận tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến

Ông Phạm Thanh Bình, Trưởng Phòng Quan hệ Doanh nghiệp, Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn

Đại diện Trường ĐH Cần Thơ, ông Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó Trưởng phòng Đào tạo

TS Trương Minh Nhật Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ Thuật Công nghệ Cần Thơ

Sáng 17-3, hơn 1.500 học sinh tại các trường THPT Long Mỹ, Lương Tâm, Tân Phú, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh đã có mặt từ sang sớm tại Trường THPT Long Mỹ (TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) chờ nghe tư vấn. Một số hình ảnh trước chương trình:

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 2.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 3.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 4.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 5.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 6.

Hỉnh ảnh sinh hoạt trước chương trình

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 7.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 8.

Đại diện Báo Người Lao Động tặng hoa cho các đại biểu

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 9.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 10.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 11.

Ông Bùi Thanh Liêm - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động - phát biểu

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 12.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 13.

Chương trình cũng phát 30 suất học bổng (mỗi suất 500.000 đồng) cho những học sinh vượt khó, học giỏi do Cty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hậu Giang (20 suất) và Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (10 suất) tài trợ.

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 14.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 15.

Mở đầu chương trình, Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hậu Giang chia sẻ: Sở phối hợp với báo, thay mặt cho lãnh đạo sở kính gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, phụ huynh, học sinh. Theo ông Hiền, kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ là sự kiện lớn của toàn xã hội, được đông đảo sự quan tâm.

Tuy nhiên, số lượng thí sinh thì nhiều nhưng chỉ tiêu có hạn. Ngoài sự lựa chọn thông minh, các em còn phải nỗ lực hết mình trong học tập… bởi vì sự lựa chọn này có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của các em. Nếu lựa chọn không phù hợp, không những lãng phí thời gian, công sức của chính các em, gia đình mà còn gián tiếp tạo nên sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn lao động, gây nên sự lãng phí lớn đối với nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước: Đó là tài nguyên con người.

Qua nhiều năm đồng hành cùng Báo Người Lao Động, ông nhận thấy chương trình đã góp phần không nhỏ trong việc hướng nghiệp cho học sinh địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung với hình thức chương trình phong phú. Không những được thông tin kịp thời, chính xác, bổ ích, thí sinh còn được tư vấn kỹ để lựa chọn ngành học phù hợp với sở trường của bản thân, từ đó đạt được kết quả cao trong học tập, thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống. Rất nhiều thí sinh đã trưởng thành và lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp từ chương trình.

TƯ VẤN CHUNG:

TS Dương Tôn Thái Dương, Phó Ban Đại học, ĐHQG TP HCM thông tin, đây là năm thứ 4 mục tiêu của kỳ thi không thay đổi là xét tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH, CĐ. Năm 2017, 865.000 thí sinh đăng ký thi, trong đó có 74% thí sinh chọn xét tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH, CĐ. Trong 2018, nội dung thi đã quy định: Của lớp 12 và một phần của lớp 11. 

Năm 2018, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức với 5 bài thi, trong đó 3 bài thi độc lập (toán, văn, ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong 5 bài thi chỉ có bài thi văn dưới hình thức tự luận. Thí sinh cần đăng ký 3 bài thi độc lập và 1 bài thi tổ hợp. "Tôi không khuyến khích chọn cả hai bài thi tổ hợp. Tuy nhiên, các bạn có thể thi cả hai bài và lựa chọn bài thi có điểm nào cao hơn", ông nói. 

Thời gian thi chậm hơn năm 2017: Từ 24 đến ngày 27-6. Để xét tốt nghiệp THPT, thí sinh phải đảm bảo cùng lúc hai điều kiện, điểm bài thi và môn thi không bị liệt; điểm xét tốt nghiệp THPT phải lớn hơn hoặc bằng 5. 

Khi tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện xét tuyển tiếp theo vào ĐH, CĐ. Các mốc thời gian cần lưu ý: Từ ngày 1-4 đến 20-4 đăng ký xét tuyển. Không giới hạn số nguyện vọng đăng ký. Ngày 7-6, thí sinh nhận được giấy báo thi. Ngày 17-7, thí sinh được công bố có đủ điều kiện tốt nghiệp THPT hay không, đồng thời điều chỉnh nguyện vọng và chỉ được điều chỉnh một lần duy nhất bằng hai phương thức trực tuyến và phiếu điều chỉnh. 

Riêng các ngành sư phạm vẫn có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. 

Năm 2018, điểm ưu tiên đối tượng được giữ nguyên với mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1 điểm. Riêng với mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp thì giảm từ 0,5 điểm theo quy chế các năm trước xuống chỉ còn mức 0,25 điểm.

HỎI-ĐÁP TRỰC TIẾP:

* Được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng? (Thí sinh Huỳnh Văn Thanh, Trường THPT Long Mỹ) Cách thức xét tuyển nguyện vọng như thế nào? Ví dụ, em nộp NV1 vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, vậy NV2 phải đăng ký vào cùng trường hay vào trường khác được? (Võ Huyền My, Trường THPT Long Mỹ)

- TS Dương Tôn Thái Dương trả lời: Từ ngày 1 đến ngày 20-4, thí sinh phải đăng ký thi THPT Quốc gia và trong phiếu đăng ký có đăng ký luôn nguyện vọng. Thí sinh phải xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên. Và khi có kết quả thì các bạn sẽ chỉ được xét trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất. Nếu thí sinh trúng tuyển nhiều nguyện vọng cùng một trường, cũng được áp dụng nguyên tắc như vậy, chỉ trúng tuyển một NV cao nhất. 

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 16.

MC Hồng Trang kết nối học sinh với ban tư vấn

* Các trường ĐH có bảo đảm việc làm cho sinh viên hay không? (Huỳnh Trí)

- Trường ĐH Cần Thơ trả lời: Hiện nay, có nhiều trường cam kết việc làm cho sinh viên. Tùy lựa chọn của chúng ta là học ĐH hay CĐ nhưng cơ hội việc làm của chúng ta phụ thuộc vào bản thân rất nhiều, đó là kỹ năng mềm, là kiến thức, là trình độ ngoại ngữ của chính bản thân chúng ta. 

- ThS Phạm Thế Vinh, Trường ĐH Tài chính- Marketing bổ sung: Ngay lúc này, các bạn hãy tập trung học và thi cho thật tốt.

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 17.

Đại diện Trường ĐH Cần Thơ trả lời câu hỏi thí sinh

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 18.

ThS Phạm Thế Vinh - Trường ĐH Tài Chính - Marketing

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 19.

ThS Nguyễn Văn Nhật, Phó chánh Văn phòng, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

* Em nên chọn ngành nghề theo năng lực, sở thích hay xu hướng ngành nghề hiện nay. Phân biệt trường công và tư và giá trị bằng ĐH ở hai hệ trường này? (Võ Hoàng Khánh Vy, Trường THPT Tân Phú)

Ông Phạm Thanh Bình, Trưởng Phòng Quan hệ Doanh nghiệp, Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn: Xu hướng ngành nghề luôn luôn thay đổi. Khi bản thân chọn nghề nào đó theo năng lực, sở trường, nghề sẽ theo mình mãi mãi. Chính vì thế, lựa chọn ngành nghề phải theo năng lực, sở trường chúng ta mới làm được.

PGS-TS Trương Nguyễn Luân Vũ, Phó Trưởng Khoa chế tạo máy - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: Trước hết, các em phải xác định rõ mình là ai, mình thực sự có năng lực gì? Mình có đam mê với ngành nghề đó hay không? Cái quan trọng là mình phải biết mình tự hoàn thiện mình, trước hết là qua kỳ thi trước mắt, hoàn thiện các kỹ năng ngoại ngữ, tin học…

Ở nước ngoài, các trường ở bảng xếp hạng đầu không có trường công nào cả. Tuy nhiên tại Việt Nam, các trường công có lịch sử thành lập lâu hơn nhưng tôi tin trong 10 năm nữa các trường tư cũng không kém gì trường công và xóa dần khoảng cách phân biệt. Khi đó các em thích ngành nghề nào, kể cả ở trường tư vẫn nên mạnh dạn lựa chọn. Nhiều trường tư hiện nay họ rất năng động.

* Muốn học ngành công nghệ sau thu hoạch ở Trường ĐH Cần Thơ thì hình thức như thế nào? (Nguyễn Hữu Phúc, Trường THPT Long Mỹ)

- Đại diện Trường ĐH Cần Thơ trả lời: Ngành công nghệ sau thu hoạch là ngành liên quan đến các phương tiện, công nghệ, chế biến các sản phẩm sau thu hoạch. Có thể làm việc trong các viện nghiên cứu, đặc biệt Cần thơ thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long…

* Ngành văn học có thể học và làm việc ở đâu? (Nguyễn Văn Tới)

- Trường ĐH Văn Hiến trả lời: Ngành văn học có ngành sư phạm văn học, ngành truyền thông, ngành văn phòng. Nếu em đã thích ngành này thì cứ mạnh dạn chọn, nếu vào trường thì em được đi thực tế, khi ra trường em có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ quan báo chí, làm công việc phát triển thương hiệu.

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 20.

Đại diện Trường ĐH Văn Hiến trả lời câu hỏi của học sinh về cou hội việc làm ngành văn học

* Cần tố chất gì để học tốt ngành công nghệ thông tin?

- Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ trả lời: Trong những năm gần đây nhu cầu ngành CNTT rất "hot", sau khi ra trường sinh viên được giới thiệu vào các công ty, các doanh nghiệp về phần mềm…thí sinh cần kiến thức về tự nhiên, khoa học, khả năng làm việc chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận.

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 21.

Đại diện Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần thơ trả lời câu hỏi của thí sinh về ngành CNTT

*Em thích ngành thiết kế đồ họa thì em thi khối nào, học ngành nào, có khả năng có việc làm hay không? 

- Đại diện Trường CĐ Đại Việt trả lời: Để học tốt thì em cần có năng khiếu về mỹ thuật kết hợp với công nghệ máy tính, biến ý tưởng thành các hình ảnh thể hiện trên máy tính. Cụ thể, học xong em có thể làm việc trong nhiều đơn vị, từ phim ảnh đến thiết kế các poster…

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 22.

Đại diện Trường CĐ Đại Việt tư vấn cho thí sinh

* Cơ hội của ngành tài chính ngân hàng hiện nay như thế nào? (Nguyễn Anh Khoa)

- ThS Nguyễn Văn Nhật, Phó chánh Văn phòng, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, trả lời: Hiện nay, cơ hội việc làm của ngành tài chính ngân hàng vẫn nhiều trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển mạnh mẽ, hiện nay chúng ta đi đâu cũng phải xài tiền. Tuy nhên, điều đầu tiên phải học cho tốt, chọn trường có chất lượng đào tạo tốt phù hợp với năng lực, sở trường của mình.

* Em muốn học ngành kinh doanh quốc tế, học phí và cơ hội việc làm như thế nào?

ThS Phạm Thế Vinh trả lời: Đầu tiên, bạn hãy trả lời câu hỏi mình đã hiểu thế nào là ngành kinh doanh quốc tế chưa? Em sẽ học các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế… thương thảo các thương vụ kinh tế với nhau. Đây là cơ hội rất mở với nhiều bạn! Tuy nhiên, thí sinh phải xem mình có tố chất với nghề này không. Ví dụ, thí sinh cần có tính hướng ngoại, có thích xê dịch, nhanh nhẹn, khả năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ...

Tại trường, trong 3 năm trở lại đây, điểm của ngành này luôn ở mức cao nhất. Học phí tương đương các ngành khác, còn về cơ hội nghề nghiệp thì đất nước ta đang hòa nhập sâu vào các khối kinh tế trên thế giới, chính vì thế, cơ hội nghề nghiệp rất thuận lợi. Các em không chỉ làm trong nước mà còn có thể tham gia làm việc tại các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

* Em thích ngành nông nghiệp vậy em có thể học ở những trường nào? (Mai Thanh Thảo)

TS Trần Đình Lý trả lời: Hiện nay nhiều trường đào tạo các ngành nông học. Em có thể lựa chọn trường phù hợp với khả năng, sở trường của các em.

* Em có học lực khá cả hai khối ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thì em nên chọn như thế nào?

- TS Trương Nguyễn Luân Vũ - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, trả lời: Ở góc độ các ngành khoa học kỹ thuật. Hiện nay, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, có nhiều ngành đặc thù, cơ hội việc làm lớn nhưng cũng đòi hỏi người học có những tố chất, năng khiếu riêng, chẳng hạn: Tự động hóa, công nghệ sinh học…

-TS Dương Tôn Thái Dương bổ sung: Hiện nay, sự đột phá về công nghệ đã tạo ra những ngành nghề mới. Đặc biệt, con người ngày càng được phục vụ theo hướng cá thể hóa. Các ngành xã hội sẽ là những ngành nghiên cứu cá thể hóa đó để bổ trợ cho các ngành khoa học kỹ thuật.

* Một thí sinh hỏi về ngành hàn quốc học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Theo TS Dương Tôn Thái Dương, sinh viên theo học sẽ được tham gia các chương trình hợp tác giữa hai quốc gia, cơ hội việc làm tốt.

* Em dự định đăng ký ngành tâm lý học nhưng nghe nói cơ hội việc làm khó thì em có nên đăng ký không?

- Trường ĐH Văn Hiến trả lời: Em sẽ được học các môn học như tâm lý học đường, tâm lý con người… chính vì thế em có thể làm việc liên quan đến tâm lý tại các bệnh viện, các trường học. Ngay từ năm 3 các em sẽ được đến các trường THPT tiếp xúc với học sinh để trải nghiệm công việc của mình. Ngoài ra các em còn có thể làm công việc quản trị nhân sự tại các đơn vị, doanh nghiệp.

Sau khi kết thúc phần tư vấn chung, học sinh tiếp tục di chuyển đến khu vực tư vấn riêng để gặp gỡ đại diện mà các trường các em quan tâm để được tư vấn sâu sát. 

*Chương trình do Công ty Cổ phần Phân Bón Bình Điền, Tập đoàn Vingroup và Công ty CP Cáp treo Bà Nà tài trợ. 

Tài trợ chính:

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 23.

Đồng tài trợ:

Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 24.
Đưa trường học đến thí sinh tại Hậu Giang: Chọn ngành mà cứ lo thất nghiệp! - Ảnh 25.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo