xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường cũ

Trung Trung Đỉnh

Tôi vừa về tới đầu làng thì may mắn tình cờ gặp ngay thầy Tư - thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi hồi cấp hai. Năm nay, thầy tôi đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng dáng vẻ vẫn còn nhanh nhẹn.

Thầy tôi đã nghỉ hưu rồi nhưng vì yêu nghề nên câu chuyện của thầy lúc nào cũng chỉ nói về trường về lớp, về những kỷ niệm thời còn đứng trên bục giảng. Thầy khuyên tôi nếu có thời gian thì nên tạt qua thăm trường và nếu có thể, nên viết cho trường một vài bài báo, vì trường mình hiện nay khang trang lắm.
 
Tuy nhiên, cái khang trang, quy củ, theo thầy thì chỉ cần “cưỡi ngựa, xem hoa” là đủ, là sẽ viết được báo ngay. Cái cách nói của thầy, tôi cảm nhận được, hình như có điều gì đó tế nhị vừa như gợi ý, lại cũng vừa như nhắc nhở mà thầy không thể nói trắng ra được. Tôi thưa với thầy rằng bây giờ đang là giờ nghỉ, chắc có vào trường cũng chẳng gặp ai.

Thầy khẳng định với tôi là lúc nào cũng có thể gặp được thầy hiệu trưởng, thầy hiệu phó hoặc một vài giáo viên. Rằng các hoạt động của nhà trường bây giờ sôi nổi lắm, không còn đơn sơ như thuở chúng tôi học. Thế thì mừng quá, tôi nói với thầy và nhờ thầy dẫn tôi vào thăm trường. Thầy tôi vui lòng nhận lời ngay.

img

Trường làng của tôi bây giờ không còn đơn sơ như thời chúng tôi đi học nữa. Thầy trò tôi đi qua sân trường giữa lúc một tốp học sinh từ trong một lớp nào đó ào ra. Thấy chúng tôi, các em không những không chào hỏi gì mà còn nô giỡn, đuổi bắt, trêu chọc nhau.

Thậm chí có em còn chạy vòng quanh chúng tôi, coi chúng tôi như là vật che chắn để tránh nào dép, nào cặp của bạn mình ném vào người. Kể như thế cũng là quá ngạc nhiên rồi. Các em nói năng, hò hét kèm theo những câu văng tục. Thầy Tư tránh ngượng, kéo tay tôi bảo: “Ta vào thăm thầy hiệu tr­ưởng”. Nhưng thầy hiệu trưởng hôm nay đi vắng, chỉ có mấy thầy cô hình như vừa có chuyện gì đó không được vui. Rõ là số mình không may rồi, tôi nghĩ và định nói thầy tôi tháo lui.

Nhưng thầy lại sốt sắng kéo tay tôi tới trước mấy thầy cô để giới thiệu trong lúc tôi vừa nghe có tiếng ai đó quát rất to ở phía đầu hè: “Đứa nào vừa đánh nhau đấy hả? Có biến đi không?!”. Tôi vội quay lại và nhận ra đó là lời nhắc nhở của một thầy giáo với các em học sinh.

Nhìn cách ăn mặc tuềnh toàng, nghe cách nói chuyện, cách xưng hô “mày mày tao tao” của các thầy cô với nhau, tôi không khỏi ngạc nhiên và ái ngại.


Trên con đường làng năm xưa trơn như đổ mỡ, bây giờ được láng bê tông, hai thầy trò tôi gợi nhớ lại những kỷ niệm. Đó là chuyện một hôm, đang từ trong ngõ xóm đi ra, chợt thấy thầy Tư đang đi ngược chiều, tôi vội vã chạy tới để chào thầy, không may vấp ngã một cú đau điếng.

Thầy Tư vội đỡ tôi dậy và bảo: “Lần sau, nếu thấy thầy từ xa thì em cứ để thầy được tự nhiên, không nhất thiết phải chạy tới chào như thế”. Hồi ấy, tôi thưa với thầy rằng vì em có việc vội quá, đáng lẽ phải rẽ vào ngõ bên phải, nhưng vì đã trông thấy thầy thì không thể không chào. Nếu chờ thầy tới thì lâu quá nên em mới vội chạy lên, em xin thầy thông cảm và bỏ qua cho...


Tôi không dám đánh giá là học sinh làng tôi ngày xưa ngoan hơn thời bây giờ. Tôi lại càng không dám so sánh các thầy cô thời chúng tôi học gương mẫu hơn bây giờ. Tôi hiểu rằng mỗi thời mỗi khác, nhưng xét cho cùng, muốn khác thế nào thì khác, tôi vẫn mong sao câu “Tiên học lễ – hậu học văn” không bị lu mờ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo