xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường ĐH Bách Khoa TPHCM: 55 năm năng động, sáng tạo

ĐỖ TƯỜNG BÁCH thực hiện

Đi từ giảng dạy và nghiên cứu lý thuyết trong phòng thí nghiệm đến nghiên cứu ứng dụng rồi triển khai đại trà là cả một quá trình cam go nhưng tập thể giảng viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM đã chủ động chọn lựa

Cuộc hành trình hơn nửa thế kỷ ấy đã làm nên một tên tuổi uy tín cao trong hệ thống ĐH Việt Nam. PGS-TS Vũ Đình Thành, hiệu trưởng nhà trường, đã bày tỏ sự xúc động, tự hào khi nói về ngôi trường 55 năm tuổi.

* Phóng viên: Trên cương vị hiệu trưởng, ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình nhân kỷ niệm 55 năm thành lập trường?

img

- PGS-TS Vũ Đình Thành: 55 năm quả là một quãng đường dài với sự phát triển của nhà trường, qua những giai đoạn thăng trầm không thể quên. Bắt đầu từ giai đoạn 1957 - 1975 hình thành và xác định lĩnh vực khoa học công nghệ, đến giai đoạn 1975 - 1990 nhiều gian khó và từ 1990 đến nay là quá trình phát triển mạnh. Dù ở giai đoạn nào, ngày kỷ niệm 27-10 luôn là ngày trọng đại của chúng tôi, những cán bộ, giảng viên, sinh viên (SV) nhà trường.

* Trong giai đoạn phát triển mạnh, theo ông, điều gì của Trường Đại học Bách khoa khiến học sinh tốp đầu của các trường THPT phải cạnh tranh nhau để giành từng suất học ở trường?

- Có lẽ xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Với tiềm lực của mình, Bách khoa luôn xác định theo định hướng nghiên cứu, phát triển nằm trong tốp đầu các ĐH trong nước và khu vực. Chúng tôi không đặt vấn đề tuyển SV số lượng lớn để thu hút học phí, mà chỉ chọn lọc đầu vào có chất lượng để theo đuổi chương trình đào tạo 5 năm khắt khe.
 
Chương trình không chỉ đào tạo ra những cán bộ kỹ thuật mà còn là những lãnh đạo tương lai với sự bổ sung vào các môn học về quản lý, nghiệp vụ và giao tiếp. Mục tiêu của trường là phát huy tiềm năng, sức sáng tạo còn tiềm tàng trong mỗi SV; cung cấp các kiến thức không những trong phạm vi lớp học mà còn tạo điều kiện để SV tham gia các dự án, đề tài khoa học của trường, các hoạt động xã hội…
img
Sinh viên Trường Đại học Bách khoa trong giờ thực hành. Ảnh: TƯỜNG BÁCH

* Ông và đồng nghiệp có những chiến lược gì trong giai đoạn các ĐH cạnh tranh gay gắt như hiện nay?

- Chúng tôi xác định trong 5 năm tới sẽ thực hiện một số nhiệm vụ. Đó là cải tổ mô hình đào tạo, đặt mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập quốc tế. Tham gia đề án mô hình CDIO của Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia TPHCM, tham gia dự án HEEAP của Bộ GD-ĐT hợp tác với Intel Việt Nam và Arizona State University nhằm hỗ trợ cho ĐH Việt Nam trong việc huấn luyện giảng viên thay đổi phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá, xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra môn học…
 
Đẩy mạnh kiểm định chất lượng, hội nhập quốc tế trong một số chuẩn kiểm định về chương trình đào tạo. Hiện trường đã có nhiều chương trình được công nhận chất lượng của AUN (Asean University Network), châu Âu (chuẩn CTI Pháp và chuẩn EUR-ACE châu Âu), tiến tới kiểm định chuẩn ABET của Mỹ. Đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo sau ĐH theo phương thức nghiên cứu. Mở rộng quan hệ quốc tế ra nhiều trường ĐH khác và trong nhiều lĩnh vực khác, sử dụng quan hệ quốc tế để phát triển nhà trường. Và cuối cùng là cải tổ cơ chế quản lý để tăng hiệu quả công việc.

* Để thực hiện những nhiệm vụ trên, còn điều gì khiến ông trăn trở?

- Tôi có hai trăn trở. Thứ nhất là cơ chế tự chủ của trường ĐH đã được xác định trong luật nhưng khi triển khai còn nhiều vướng mắc, nhiều quy định chồng chéo; đầu tư ngân sách cho ĐH còn rất hạn chế, rất khó phát triển với tầm nhìn xa. Thứ hai là các điều kiện làm việc cho cán bộ giảng viên như lương bổng, phòng ốc, trang thiết bị, phòng thí nghiệm còn hạn chế, nhất là để tham gia nghiên cứu khoa học tầm quốc tế. Nếu giải được hai điều này thì các trường ĐH có thể bật cao hơn nữa.

Thành tựu nổi bật

1. Cung cấp cán bộ khoa học kỹ thuật hàng đầu cho phía Nam và cả nước. Nhiều cựu sinh viên đang giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, quản lý Nhà nước, trong khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài.
 
2. Là ĐH đầu tiên của Việt Nam đào tạo theo học chế tín chỉ, từ năm 1993.
 
3. Bên cạnh nghiên cứu hàn lâm còn có nhiều nghiên cứu ứng dụng, phục vụ cho TPHCM, đồng bằng sông Cửu Long, Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Doanh thu chuyển giao công nghệ đạt 60 - 70 tỉ đồng/năm.
 
4. Nghiên cứu khoa học trong SV đạt nhiều thành tích: ba lần vô địch Robocon châu Á - Thái Bình Dương, đạt nhiều giải thưởng khoa học của TPHCM, quốc gia.
 
5. Đưa nghiên cứu khoa học vào đào tạo sau ĐH với phương thức đào tạo nghiên cứu RBE.
 
6. Ký túc xá hiện đại có sức chứa 2.500 SV, kể cả khách nước ngoài, SV quốc tế.
 
7. Mùa hè xanh thương hiệu Bách khoa có uy tín với nhiều công trình: xây cầu, làm đường, làm nhà, chuyển giao kỹ thuật. 8. Thu hút nhiều dự án quốc tế với kinh phí phía đối tác lên đến nhiều triệu đô la.

Cách đây 55 năm, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ được thành lập trên cơ sở hợp nhất các trường CĐ Công chánh, CĐ Điện lực, Quốc gia Kỹ sư Công nghệ Việt Nam Hàng hải, được ghi nhận là cột mốc cho quá trình hình thành và phát triển của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM hơn nửa thế kỷ. Trong suốt quá trình phát triển đó, nhà trường luôn cam kết thực hiện tôn chỉ: nghiêm túc, năng động, sáng tạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo