xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường nghề thiếu... đồ nghề!

Bài và ảnh: Huế Xuân

Dù là trường đào tạo nghề nhưng thiết bị thực hành của đa số trường trung cấp, cao đẳng ở TP HCM đều rơi vào tình trạng lỗi thời

Theo ghi nhận, hầu hết các cơ sở, trường học thuộc giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đều có đủ các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và học tập cơ bản về phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thí nghiệm... Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi, phần chìm với nhiều khó khăn mới là vấn đề căng não đối với các trường nghề, đặc biệt là những trường nghề vùng ngoại thành.

Cơ sở vật chất xuống cấp, thiết bị thực hành lỗi thời

Chỉ tay ra vũng ngập nước giữa sân trường, ThS Nguyễn Minh Quang, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng (CĐ) Điện lực TP HCM (quận 12), cho biết trường phải trang bị thêm 3 máy bơm thoát nước cho mùa mưa năm nay. Sân trường thấp hơn so với mặt đường, chính vì thế mỗi khi mưa, nước xung quanh sẽ dồn về "lòng chảo" trung tâm. Vài năm nay, tình trạng ngập nước xảy ra thường xuyên. Nâng nền, cải thiện hệ thống cống thoát nước cần nguồn kinh phí rất lớn, vì thế trường đành "chữa cháy" bằng cách dùng máy bơm thoát nước thủ công.

Trường nghề thiếu... đồ nghề! - Ảnh 1.

Sinh viên Trường CĐ Điện lực TP HCM thực hành trên thiết bị cũ

ThS Nguyễn Minh Quang cho biết vào khoảng năm 2000, Trường CĐ Điện lực TP HCM là một trong những trường đào tạo nghề hàng đầu thành phố. Thậm chí, có năm trường phải thuê thêm mặt bằng để phục vụ đào tạo. Bắt đầu từ năm 2015, trường rơi vào tình trạng "tuột dốc không phanh", sinh viên (SV) nhập học hằng năm giảm rõ rệt. Năm nay, trường chỉ tuyển được 260/800 chỉ tiêu.

"Các thiết bị thực hành như máy tính, tụ điện, hệ thống điện... đã quá lỗi thời so với tốc độ phát triển hiện nay. Trường rất muốn đầu tư thiết bị thực hành nhưng không có nguồn kinh phí. Việc này kéo dài khiến học sinh (HS), SV không thể tiếp cận với những kỹ thuật tiên tiến nhất trong quá trình học. Ngoài ra, việc trường chỉ đào tạo những ngành hẹp liên quan về điện cũng là lý do khiến SV không hứng thú lựa chọn" - ông Quang thở dài.

Trường Trung cấp Nghề Củ Chi (huyện Củ Chi) cũng đang xuống cấp nghiêm trọng. Với diện tích sử dụng 8.500 m2, trường có 3 dãy nhà bao gồm: khu vực hành chính, khu vực học lý thuyết, thực hành và KTX. ThS Trần Minh Phụng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Củ Chi, cho biết nhiều phòng học xuất hiện dấu hiệu dột nước, các mảng sơn bong tróc, tường mốc đen. Trường thành lập từ năm 2007 đến nay đã hơn 15 năm nhưng chưa được chỉnh trang, nâng cấp và đầu tư thêm thiết bị thực hành.

Mong sớm tự chủ

"Cơ hội làm việc càng "rộng mở" thì doanh nghiệp càng đòi hỏi mức độ tay nghề cao. Nếu HS được học lý thuyết và thực hành với những thiết bị hiện đại, gắn với doanh nghiệp thì tay nghề sẽ được nâng lên" - thầy Phụng trăn trở.

Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa TP HCM (quận 12) - TS Đặng Văn Sáng cho biết nhiều cơ sở GDNN đang đau đầu về đầu tư cơ sở vật chất, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành phải thuê thêm địa điểm bên ngoài. Một số trường trong tình trạng xuống cấp. Hệ thống nhà xưởng hàng chục năm chưa được đầu tư, nâng cấp…

Theo ghi nhận, dù mỗi năm, các cơ sở GDNN luôn cố gắng đầu tư trang thiết bị đào tạo nhưng đa số chỉ dừng ở mức tối thiểu. Theo đó, hệ thống trang thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu; nhiều trang thiết bị đã cũ, chưa đồng bộ, không theo kịp công nghệ, không thể phục vụ đào tạo nguồn nhân lực cho thời đại 4.0, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Hầu hết lãnh đạo các trường đào tạo nghề cho biết họ đang thiếu kinh phí để đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy và chuyển đổi số. Đơn cử, ở Trường Trung cấp Nghề Củ Chi, lãnh đạo nhà trường cho hay dù đã lên hàng loạt kế hoạch nâng chất nhưng do thiếu kinh phí nên mọi thứ chỉ dừng lại ở bước cơ bản nhất.

Trường nghề thiếu... đồ nghề! - Ảnh 2.

Trường Trung cấp Nghề Củ Chi cũng đang thiếu thiết bị thực hành hiện đại

Để hạn chế tình trạng đầu tư không đúng, nơi thừa nơi thiếu, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa TP HCM mong muốn thành phố rà soát, tổ chức, lại cơ sở GDNN công lập trên địa bàn theo hướng tinh giản, hiệu quả; đẩy nhanh tiến độ tự chủ của các trường công lập; có chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở GDNN tư thục, cơ sở có năng lực tự chủ tài chính… 

Đầu tư theo lộ trình

Nói về việc đầu tư phát triển hạ tầng, thiết bị và học liệu số, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM cho biết sẽ tăng cường đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, hệ thống an toàn thông tin phục vụ các cơ sở GDNN, song phải thực hiện theo lộ trình, kế hoạch cụ thể. Trước mắt, sẽ ưu tiên hình thức thuê, hợp tác đầu tư hạ tầng số, thiết bị thực tập số, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành ảo, phòng học thông minh, các thiết bị phát triển học liệu số... phục vụ cho quá trình chuyển đổi số giai đoạn năm 2024-2030.

"Hiện nay, Sở LĐ-TB-XH đang đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học cho 3 cơ sở GDNN công lập thuộc thành phố từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và 15 cơ sở GDNN công lập thuộc TP HCM từ nguồn vốn đầu tư công trung, hạn giai đoạn 2026-2030" - vị này thông tin thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo