Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM năm 2011
Thêm cơ hội
Trong những năm qua, các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính là những ngành có nhiều cơ sở đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất. Trong đó, quản trị kinh doanh có 340 cơ sở đào tạo (chiếm 8,3%), kế toán 297 cơ sở đào tạo (chiếm 8%), tài chính - ngân hàng 200 cơ sở đào tạo (chiếm 8%). Ba ngành học được thí sinh đăng ký nhiều nhất lần lượt là quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng và kế toán.
Năm nay, nhiều trường tiếp tục tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành thuộc khối kinh tế, tạo thêm cơ hội cho thí sinh dự thi vào các ngành được xem là thời thượng này. Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) tiếp tục tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán kiểm toán, kinh tế đối ngoại với số lượng 240 sinh viên/ngành; các ngành kinh tế học, kinh tế và quản lý công, hệ thống thông tin quản lý cũng tuyển đến 100 sinh viên/ngành.
Trường ĐH Tài chính Marketing cũng tuyển 2.400 chỉ tiêu hệ ĐH tập trung vào các ngành thế mạnh là tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, marketing.
Theo thống kê về xu thế chọn ngành thì 10 ngành học được thí sinh đăng ký nhiều nhất là quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin, y đa khoa, sư phạm giáo dục tiểu học, điều dưỡng, kinh tế, công nghệ sinh học, luật… |
Dẫn đầu chỉ tiêu ngành theo dự kiến tại Trường ĐH Sài Gòn là ngành tài chính - ngân hàng với 410 chỉ tiêu, kế đến là quản trị kinh doanh, kế toán với 380 chỉ tiêu/ngành, Trường ĐH Kinh tế TPHCM dự kiến tuyển 4.000 chỉ tiêu cho các ngành; Trường ĐH Thương mại tuyển các ngành tài chính - ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing với 300-350 chỉ tiêu/ngành, Trường ĐH Ngoại thương cũng tuyển 2.400 chỉ tiêu, chủ yếu vào các ngành tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế…
Vẫn nhiều sức hút
Ngược với một số nhận định cho rằng khối ngành kinh tế đang giảm sức hút, nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng năm 2012, khối ngành kinh tế vẫn hấp dẫn thí sinh.
Bình luận (0)