Đạt điểm học tập học kỳ I năm 2012 các môn văn 8,9, sử 9,4 và địa 8,8 nhưng Thái cho biết chưa khi nào bạn có ý định thi khối C. Năm nay, bạn dự thi khối D1 vào Trường ĐH Ngoại thương.
1/1.100 hồ sơ dự thi khối C
Đến chiều 13-4, thống kê tại nhiều trường THPT cho thấy số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2012 khối C chỉ đếm trên đầu ngón tay trong tổng số hàng ngàn hồ sơ đã nhận của trường.
Tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TPHCM), cô Huỳnh Thị Liễu - cán bộ phụ trách thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi - cho biết trường đã nhận được 1.100 hồ sơ đăng ký dự thi. Trong số này chỉ có... một hồ sơ dự thi vào khối C. “Thí sinh duy nhất dự thi khối C là một học sinh giỏi môn địa của trường” - cô Liễu nói.
Tương tự, học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TPHCM) cơ bản đã hoàn tất việc đăng ký dự
"Việc khuyên thí sinh chuyển sang các khối ngành xã hội chỉ có hiệu quả khi bức tranh việc làm của sinh viên khối ngành này sau khi ra trường sáng sủa hơn" |
Thống kê tại nhiều trường THPT khác cũng cho thấy lượng hồ sơ dự thi khối C khá lèo tèo. Cụ thể, tại Trường THPT Gia Định (TPHCM) có 5/2.448 hồ sơ dự thi khối C, Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TPHCM) có 5/1.749 hồ sơ. Trường THPT Marie Curie, THPT Võ Thị Sáu đã thu mỗi trường trên 2.000 hồ sơ đăng ký dự thi nhưng chỉ có vài hồ sơ dự thi khối C.
Ở phía Bắc, tình hình cũng diễn ra tương tự. Theo ông Phạm Trung Dũng - Hiệu trưởng Trường THPT Thăng Long (Hà Nội), trong hơn 2.000 bộ hồ sơ của 700 học sinh lớp 12, chỉ có duy nhất năm bộ hồ sơ đăng ký dự thi khối C vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Sự hiếm hoi này cũng là tình hình chung ở nhiều trường THPT khác tại Hà Nội. Cô Hà Thị Phương Lan, Phó hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), cho biết trường có 700 học sinh lớp 12 dự thi năm nay, hơn 1.000 hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường ĐH, nhưng khối C chỉ có 6-7 bộ.
Tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành, hơn 500 học sinh lớp 12, trung bình mỗi học sinh nộp hai bộ hồ sơ, nhưng đại diện nhà trường cho biết cả trường chỉ có 5-6 bộ hồ sơ đăng ký dự thi vào khối C. Cả những em đăng ký dự thi vào các trường sư phạm cũng chỉ đăng ký dự thi các ngành khoa học tự nhiên.
Bà Tạ Song Hà, Phó trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: “Hà Nội mới bắt đầu tiếp nhận hồ sơ của các trường THPT được hai ngày, có gần 30 trường nộp hồ sơ. Tuy chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng hồ sơ đăng ký khối C rất ít, còn ít hơn năm trước”.
Tại Hải Phòng, đại diện nhiều trường THPT cũng cho biết khối C rất ít, thi thoảng mới gặp một bộ hồ sơ đăng ký khối C. Một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cho biết: “Hơn 100 bộ hồ sơ thu của học sinh thì “bói” chỉ được một hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành báo chí (khối C). Còn đa số đăng ký vào các ngành kinh tế. Kể cả những học sinh học giỏi văn, sử nhất lớp cũng đăng ký
Chuyển biến nhẹ
Đến ngày 13-4, ghi nhận tại nhiều trường THPT cho thấy thí sinh dự thi vào nhóm ngành kinh tế vẫn nhỉnh hơn so với những ngành khác. Trong đó, 50-60% số hồ sơ đăng ký dự thi vào các ngành khối kinh tế là thông tin của nhiều trường tại TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng cung cấp. Tương tự, thầy Nguyễn Ngọc Tuấn - phó hiệu trưởng Trường THPT Phước Long, quận 9, TPHCM - cũng cho hay nếu như năm trước 30% học trò của trường vào nhóm ngành kinh tế thì năm nay còn khoảng 10%. |
Không thể trách học sinh
Ông Trần Anh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Tam Phú (TPHCM), nhận định: Xu hướng thí sinh ít chọn khối C cũng là xu hướng chung của các trường. Nguyên nhân do số trường có tuyển sinh khối này ngày càng ít dần. Cơ hội chọn trường, chọn ngành của học sinh theo khối C bị bó hẹp so với các khối khác. Ngay như cùng ngành, nếu trường tuyển hai khối C và D1, học sinh sẽ chọn thi khối D1. Chọn trường là chọn cơ hội vào đời. Không thể trách học sinh khi các em chọn cho mình cánh cửa rộng mở hơn.
Ở góc nhìn hướng nghiệp, cô Nguyên Hương, chuyên viên tư vấn hướng nghiệp tổng đài 1088 Bưu điện TP.HCM, cho rằng nhiều bạn trẻ không mặn mà các ngành xã hội có thể vì thực tế nhiều người học ngành này ra trường chưa tìm được công việc phù hợp, cũng có thể do họ thiếu nhiều kỹ năng để có thể làm tốt các công việc xã hội. Nguyên nhân khác làm lệch hướng chọn nghề trong giới trẻ cũng xuất phát từ chuyện hướng nghiệp hiện nay đang yếu kém, chủ yếu là... hướng trường, thậm chí “dụ” người học đổ xô vào một số trường.
TS Đỗ Việt Hà, Phó giám đốc, Trưởng chi nhánh phía Nam Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực - Bộ GD-ĐT, nêu bất hợp lý khi người học ít chuộng học các ngành xã hội nhân văn nhưng khi ra trường, đi làm lại phải đi học bằng 2 các ngành xã hội học, công tác xã hội, văn hóa... để đáp ứng yêu cầu công việc.
Nhiều ngành xã hội thiếu nhiều nhân lực nhưng người học ít quan tâm. Chẳng hạn các ngành: xã hội học, lưu trữ, công tác xã hội, nhân học, tâm lý học, quản lý văn hóa, bảo tàng, lịch sử, địa lý... các cơ quan ban ngành địa phương rất cần. Số sinh viên theo ngành này ở bậc ĐH hệ chính quy mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nhân lực.
PGS-TS Nguyễn Văn Áng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT), cho rằng quy hoạch nguồn nhân lực hiện đang phân theo ba nhóm nông - lâm - ngư nghiệp, công nghệ - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Trong các nhóm ngành được phân này có sự chuyển hóa, giao thoa mạnh mẽ khi đối chiếu với các ngành học, nên hiện tương đối khó để đưa ra con số cụ thể “nhắc” thí sinh nên thi trường này, cân nhắc trước khi thi trường kia.
Bình luận (0)