xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẫn thiếu trường lớp!

NHÓM PHÓNG VIÊN

Năm học mới sắp đến nhưng nhiều nơi, trường lớp vẫn xập xệ, chắp vá và học sinh phải đi học “ké”

Nhiều năm nay, các học sinh (HS) Trường Mầm non xã Ba Giang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi phải học trong những phòng lụp xụp, tranh tre nứa lá do người dân dựng nên.

Thương các em mà chẳng biết làm sao!

Trước đây, Trường Tiểu học và THCS Ba Giang cho Trường Mầm non Ba Giang mượn phòng học tạm nhưng sau đó, trường này thiếu chỗ học nên đành lấy lại phòng. Hơn 70 HS mầm non đành chuyển sang một lớp học tranh tre nứa lá, rộng chỉ chưa đầy 5 m2, mùa nắng thì nóng hừng hực, mùa mưa nước nổi lênh láng. “Thương các em quá nhưng chẳng biết làm sao” - một giáo viên tâm sự.

Ông Nguyễn Ngọc Tựu, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Ngãi, khẳng định tình trạng HS học trong điều kiện chật chội, học chung, học ghép do thiếu trường lớp, cơ sở vật chất xuống cấp, hư hỏng vẫn phổ biến ở tỉnh này.

Còn tại Trường THCS Lộc Nga ở TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, thầy trò đang nơm nớp lo sợ mái ngói có thể rơi vào người bất kỳ lúc nào. Xây dựng cách đây 35 năm, hiện trường này đã xuống cấp trầm trọng. Ông Nguyễn Văn Hữu, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Năm học mới sắp đến mà chúng tôi lo ngay ngáy. Dù đã cố gắng vá víu để các em học tạm nhưng trường vẫn bị tụt mái ngói, bờ rào đổ, may mà chưa gây thương tích cho HS”.

Ngay ở trung tâm TP Tuy Hòa, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ có từ trước năm 1975, trải qua 3  lần đổi tên nhưng 19 phòng học dành cho 800 HS vẫn như cũ, chỉ là những dãy nhà lụp xụp, cánh cửa phòng vá chằng vá đụp.

“Lâu lắm rồi tôi chẳng dám mời ai tới thăm trường. Giữa trung tâm đô thị loại 2, ai lại nghĩ còn có một ngôi trường THPT như thế này” - ông Nguyễn Thanh Sơn, hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ. Ngôi trường này cũng chính là nơi ông Ngô Ngọc Thư, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên, học lúc nhỏ. Đến giờ, tóc ông Thư sợi bạc nhiều hơn nửa phần nhưng lớp học chưa một lần được sửa chữa. “Trong số 34 trường THPT của tỉnh, có đến hơn 1/4 xuống cấp trầm trọng nhưng chưa thể sửa chữa hay xây dựng mới vì không đủ kinh phí. Chúng ta bảo rằng phải đổi mới căn bản và toàn diện ngành giáo dục nhưng với cơ sở như thế thì làm sao đổi mới đây” - ông Thư băn khoăn.

 

Học sinh thiếu chỗ học nên phụ huynh, giáo viên đã tự xây dựng Trường Mầm non thôn Kon Linh
Ảnh: HOÀNG THANH
Học sinh thiếu chỗ học nên phụ huynh, giáo viên đã tự xây dựng Trường Mầm non thôn Kon Linh Ảnh: HOÀNG THANH

 

Học tạm, học ghép tái diễn

Ông Nguyễn Văn Sinh - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng - cho biết huyện đang thiếu 27 phòng học, trong đó phần lớn là ở cấp mầm non. Để giải quyết tình thế trước mắt khi ngày khai giảng sắp đến, UBND huyện Lâm Hà đã ra văn bản yêu cầu chủ tịch UBND các xã, thị trấn huy động tối đa nguồn lực ở địa phương như nhà sinh hoạt cộng đồng, văn phòng không sử dụng… để bố trí đủ số phòng học cho các trường. Trong những ngôi trường đang xuống cấp, phân hiệu Trường Tân Lập thuộc Trường Tiểu học Đan Phượng 2 đã không thể hoạt động do quá nguy hiểm. Trường phải mượn trường mẫu giáo và nhà sinh hoạt cộng đồng cho HS học tạm.

Huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi với gần 300 HS cấp THCS thuộc 2 xã Sơn Liên và Sơn Màu nhưng không có nơi học, phải “ké” Trường Tiểu học xã Sơn Liên cũng chỉ vỏn vẹn 3 phòng. Vì phải nhường lớp cho bậc học THCS nên kế hoạch học 2 buổi/ngày cho bậc tiểu học không thực hiện được. “Ba phòng được “luân phiên” đều cho HS 2 cấp tiểu học và THCS nên không tránh khỏi việc HS học trong điều kiện chật chội, phòng ốc thiếu thốn” - ông Nguyễn Ngọc Huề, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Sơn Liên, than thở.

Để chuẩn bị cho năm học mới, Phòng GD-ĐT huyện Tu Mơ Rông, một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum, đang vận động phụ huynh HS cùng giáo viên các trường làm nhà tạm, trường tạm cho HS. Bên cạnh đó, còn mượn nhà dân, nhà cộng đồng để HS học và ăn ở.

Phải mất 1 tuần, người dân và giáo viên nơi đây mới hoàn thành lớp mầm non thôn Kon Linh, xã Đắk Hà rộng chừng 40 m2. Nói là lớp học nhưng thực chất chỉ một căn nhà nhỏ được làm bằng gỗ do người dân đóng góp và mái tôn do chính quyền mua. Ngôi trường nằm trên đỉnh một quả đồi cao, được bao quanh bởi hàng rào làm từ tre, nứa. Theo ông Trần Văn Hoàn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tu Mơ Rông, đơn vị đang vận động người dân, các HS khóa trước để lại sách vở, đồ dùng học tập, đồng thời đề nghị UBND huyện hỗ trợ kinh phí để các em có sách vở cho năm học mới.

 

Khánh Hòa cấm “chạy” lớp

Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản nghiêm cấm việc chạy lớp, chọn giáo viên, thu tiền sai quy định trong năm học 2015-2016 đối với cấp tiểu học. Các trường khi phân công giáo viên dạy lớp phải công khai, minh bạch, có căn cứ, phù hợp với năng lực của giáo viên và HS. Việc phân công phải được sự thống nhất của Hội đồng giáo dục và tất cả giáo viên nhà trường.

Việc xếp lớp cho HS cần ổn định, chỉ thay đổi khi thực sự cần thiết, không phân lớp theo nhóm đối tượng HS; khi chuyển lớp phải có đơn xin của cha mẹ HS. Bà Hoàng Thị Lý, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, khẳng định ở nhiều trường tiểu học, nhiều phụ huynh xin cho con vào những lớp có giáo viên dạy giỏi. Quy định sắp xếp HS ngẫu nhiên vào các lớp sẽ bảo đảm môi trường giáo dục lành mạnh, bình đẳng.              

K.Nam

 

Cảnh báo bệnh bùng phát mùa tựu trường

Sáng 27-8, tại buổi chia sẻ thông tin về phòng chống dịch bệnh trong trường học, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết năm học mới bắt đầu cũng là thời điểm nhiều dịch bệnh bùng phát nên nguy cơ dịch bệnh tấn công trường học rất lớn. Hiện cả nước có trên 40.000 trường học với khoảng 20 triệu HS, sinh viên. Nếu trường học không bảo đảm đầy đủ điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng dịch thì các dịch bệnh có thể xâm nhập, bùng phát, đặc biệt virus cúm. Do đó, cần theo dõi chặt sức khỏe của giáo viên, HS, sinh viên. Khi có các biểu hiện nghi mắc cúm thì phải cách ly, sử dụng khẩu trang và đến các cơ sở y tế thăm khám.

N.Dung

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo