xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao Bộ GD-ĐT phá sản kế hoạch viết SGK?

Yến Anh

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo phá sản phương án thực hiện một bộ sách giáo khoa không khiến nhiều người ngạc nhiên bởi vấn đề thiếu tác giả đã được cảnh báo từ lâu

Cách đây một năm, khi chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đang bước vào giai đoạn thẩm định để ban hành, đã có những thông tin về việc một số thành viên soạn thảo chương trình đang tham gia viết sách giáo khoa (SGK).

Nhanh chân ký hợp đồng

Từ ngày 2-5-2018, Công ty CP Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) đã gửi Công văn số 09/CV-VEPIC về việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành SGK GDPT giai đoạn 2012-2017 đến Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội. Công văn do ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch HĐQT, ký nêu rõ VEPIC đã ký hợp đồng với gần 230 tác giả viết SGK.

Điều đặc biệt là 46/56 thành viên ban phát triển chương trình GDPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang là tác giả biên soạn SGK cho VEPIC, bắt đầu viết sách từ tháng 9-2017. Văn bản cũng hé lộ thông tin công ty này đã tổ chức cho tác giả biên soạn SGK mới từ khi bắt đầu có chương trình tổng thể đã ban hành và sau đó là dự thảo Chương trình GDPT mới (tháng 9-2017). Trong quá trình biên soạn, tác giả đã chỉnh sửa các bài soạn SGK theo nội dung điều chỉnh chương trình của Bộ GD-ĐT.

Thời điểm tháng 5-2018, tác giả biên soạn cho VEPIC đã biên soạn xong bộ SGK lớp 1 (tiếng Việt, toán, tự nhiên và xã hội, đạo đức, âm nhạc, hoạt động trải nghiệm) dựa trên cơ sở chương trình tổng thể đã ban hành và dự thảo chương trình môn học để góp ý.

Trước những thông tin một số thành viên soạn thảo chương trình đang tham gia viết SGK, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình GDPT, khi trả lời báo chí lúc đó đã cho hay để chủ động trong công việc, NXB Giáo dục đã mời một số chuyên gia tham gia các đề tài xây dựng chương trình giả định, biên soạn thử một số bài soạn và bản thảo sách. Theo GS Thuyết, ông cũng được mời tham gia các công việc nói trên.

"Tôi đã hoàn thành các đề tài nghiên cứu về mô hình SGK môn tiếng Việt - ngữ văn, hoàn thành một bản thảo sách tiếng Việt lớp 1. Tuy nhiên, từ khi nhận lời làm tổng chủ biên chương trình GDPT mới, tôi không còn thời gian để tiếp tục các công việc trên. Chương trình giả định đang phác thảo cũng được "đóng băng" từ khi Bộ GD-ĐT tổ chức Ban Phát triển chương trình GDPT" - GS Thuyết trả lời báo chí.

Vì sao Bộ GD-ĐT phá sản kế hoạch viết SGK? - Ảnh 1.

Đến ngày 4-7 đã có 2 nhà xuất bản gửi hồ sơ thẩm định sách giáo khoa lớp 1 Ảnh: TẤN THẠNH

GS Thuyết cũng cho rằng không có quy định nào cấm người biên soạn chương trình viết SGK sau khi đã hoàn thành công việc biên soạn chương trình. Thậm chí, người biên soạn chương trình tham gia viết sách sẽ thuận lợi vì hiểu chương trình thì viết sẽ tốt hơn. Dĩ nhiên họ phải được các tổ chức biên soạn SGK mời.

Không chỉ VEPIC triển khai viết SGK từ rất sớm mà nhiều đơn vị khác cũng nhanh chân trong việc này. NXB Giáo dục Việt Nam đã ký hợp đồng với khoảng 400 tác giả viết 2 bộ SGK (một bộ phía Bắc, một bộ phía Nam). Thông tin này đưa ra trong Công văn số 1488/NXBGDVN ngày 7-11-2017 do ông Nguyễn Đức Thái - Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục Việt Nam - ký gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Một công ty con của NXB Giáo dục Việt Nam là Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội cũng đã ký hợp đồng với 160 tác giả viết SGK. Công ty này sẽ phát triển bộ sách hướng dẫn học VNEN thành bộ SGK với tên gọi mới là "Cùng học để phát triển năng lực"...

Trong sổ tay thực hiện dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) do Bộ GD-ĐT thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới ban hành, trang 14 đã quy định: Tất cả thành viên hội đồng kỹ thuật môn học sẽ chuyển sang biên soạn SGK (bộ SGK của Bộ GD-ĐT - PV) sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ do hội đồng kỹ thuật môn học giao. Cách đây hơn 3 tháng, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), vẫn kỳ vọng sẽ tổ chức tuyển chọn các chủ biên, tác giả khoảng 200 người để biên soạn bộ SGK do bộ chủ trì ngay trong tháng 3-2019. Theo ông Thành, nếu SGK lớp 1 được viết từ tháng 3 thì đến khoảng tháng 9 hoặc 10-2019 sẽ tiến hành thực nghiệm. Thế nhưng, Bộ GD-ĐT quá chậm chân nên không thể tìm nổi nhân sự viết sách, dẫn đến phá sản phương án viết một bộ SGK.

Hội đồng thẩm định quyết định chất lượng

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào có được trong tay một bộ SGK chất lượng?

Trong buổi làm việc mới đây với các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học, lãnh đạo các cục, vụ… để bàn về hướng dẫn đánh giá SGK, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu phải có những bộ SGK chất lượng tốt nhất cho chương trình GDPT mới. Ông Nhạ cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng và tiến độ thẩm định SGK lớp 1 cũng như nhiều lần lưu ý đến việc phải thành lập các hội đồng thẩm định SGK. Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng chất lượng của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK sẽ quyết định đến việc thẩm định và lựa chọn ra những bộ SGK chất lượng.

Hôm nay, 6-7, 168 ứng viên của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 1 tiếp tục tham gia chương trình hội thảo - tập huấn thẩm định SGK lớp 1. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, các thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 1 phải là những người am hiểu về khoa học giáo dục, có chuyên môn phù hợp với SGK được thẩm định. Ngoài ra, phải từng tham gia một trong các công việc: xây dựng chương trình GDPT, thẩm định chương trình GDPT, biên soạn SGK, thẩm định SGK, có ít nhất 3 năm trực tiếp dạy học ở cấp học có SGK được thẩm định...

Số lượng thành viên từng môn là số lẻ, tối thiểu là 7 người. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo