xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vừa dạy vừa chạy xây trường

XUÂN HƯƠNG

Thời gian qua, nhiều trường ĐH cứ tiếp nối nhau ra đời trong tình trạng vừa tuyển sinh đào tạo vừa lo chạy xây trường. Những quy định về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy... trước khi được phép thành lập trường trong Luật Giáo dục hiện hành đều bị vô hiệu

Năm 2008, Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An vội vã tuyển sinh khóa đầu tiên ngay sau khi vừa được phép của Bộ GD-ĐT. Điều đáng nói là vào thời điểm các cơ quan chức năng đến thẩm định để cho phép hoạt động và tuyển sinh, trường này chưa xây dựng được cơ sở gì cụ thể.

Vì vậy, trường đã “lách” bằng cách mượn cơ sở của Trường CĐ Long An nằm ngay bên cạnh để báo cáo đây là cơ ngơi của mình!


Không thể chờ chín muồi!


Cũng trong năm 2008, Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định – TPHCM tuyển sinh khóa đầu tiên trong khi vẫn đang xây dựng cơ sở ở huyện Củ Chi. Sau hai mùa tuyển sinh, đến nay, cơ sở này mới chỉ hoàn tất... một phần nền móng! Ngôi trường khang trang, hiện đại đến giờ vẫn chỉ là lời hứa hão. Bước vào năm học mới này, nhà trường vẫn phải thuê mướn hai cơ sở chật chội, trường không ra trường, lớp không ra lớp.


Cũng tại TPHCM, ngay cả Trường ĐH Dân lập Văn Hiến đã thành lập trên 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng được cơ sở, hoàn toàn chỉ đi thuê mướn mặt bằng để hoạt động. Mười năm nay, nhà trường “ôm” một dự án xây trường trên khu đất rất rộng tại huyện Bình Chánh - TPHCM, song những thủ tục vẫn chưa đi đến đâu.


Tuy nhiên, những khó khăn về cơ sở trường lớp không phải chỉ do một phía từ các trường ĐH. Tại TPHCM, tình trạng ách tắc, khó khăn về đất đai xây trường, bồi thường giải tỏa mặt bằng... rất phổ biến đối với những trường ĐH mới thành lập, thậm chí cả các trường công lập. Hiện hầu hết các trường ĐH đều có những dự án xây dựng cơ sở, song để hoàn tất các thủ tục thì cũng lắm nhiêu khê.

img
Cơ sở của Trường ĐH Gia Định thuê mướn một mặt bằng trên đường
Cách Mạng Tháng Tám – TPHCM để hoạt động. Ảnh: N.HỮU


Mới đây, từ việc Trường ĐH Phan Thiết – Bình Thuận tuyển sinh khi chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy, ông Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT, trả lời báo chí: “Trong điều kiện VN, không thể chờ đến khi đạt được những điều kiện chín muồi mới cho mở trường, đào tạo”.


Như vậy, những trường ĐH mới thành lập cứ tiếp nối nhau ra đời trong tình trạng vừa tuyển sinh đào tạo vừa lo chạy xây trường. Những quy định về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy... trước khi được phép thành lập trường trong Luật Giáo dục hiện hành đều bị vô hiệu.


Đầu tư ít, thu lợi nhanh


Dư luận báo chí trong những ngày gần đây đặc biệt phản ánh những bất cập trong việc Chính phủ và Bộ GD-ĐT cho phép thành lập trường ĐH khi chưa có đủ cơ sở trường lớp, giảng viên... Đó mới chỉ là một hướng nhìn đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. Hãy xem xét về phía các nhà sáng lập trường ĐH, vì sao họ được nắm trong tay giấy phép hoạt động, mở ngành đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng như thế?


Từ năm 2006 đến năm 2008, cả nước có 48 trường ĐH được thành lập, trong đó 24 trường được nâng cấp từ CĐ. Theo quy định, việc mở ngành đào tạo của ĐH hiện nay phải phù hợp với điều kiện hoạt động kinh tế - xã hội đang cần. Trong điều 50 dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Quốc hội bàn thảo cũng quy định điều kiện thành lập trường ĐH là phải có đề án đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.


Tuy nhiên, hãy nhìn lại hàng loạt trường ĐH mới thành lập như Phan Thiết, Kinh tế Công nghiệp Long An, Gia Định, Tây Đô, Võ Trường Toản, Quốc tế Sài Gòn, Quang Trung, Thái Bình Dương... Tất cả các trường này đều chỉ tập trung mở những ngành đào tạo giống nhau: tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh... Đây là những ngành mà hầu như nhà sáng lập trường ĐH không tốn kém đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. Ngược lại, họ có thể thu lợi rất nhanh nhờ đào tạo các ngành này.


Điều đó cho thấy ĐH vẫn bùng nổ theo hướng giảng dạy là chính nhưng là “dạy chay, học chay, tiền thầy bỏ túi”, chưa thực chất theo hướng đào tạo nghiên cứu để nâng cao chất lượng, đẳng cấp ĐH trong nước. Do vậy, hệ quả là trong tương lai gần, xã hội sẽ đối mặt với vấn nạn sinh viên thất nghiệp trong những ngành có quá nhiều người theo học.

Trong hội nghị về đào tạo theo địa chỉ tổ chức năm 2008, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, đã lên tiếng cảnh báo: “Chúng ta đang phải đào tạo khối ngành kinh tế quá nhiều nhưng không kiểm soát được tình trạng thất nghiệp đang tràn lan”.

Thuần túy kinh doanh thương mại

Giáo sư - tiến sĩ Wolf Rieck, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt - Đức, nhận xét: “Quan điểm của tôi là hiện ở VN, hầu hết các trường ĐH dân lập, tư thục đều tập trung vào giảng dạy các chương trình không tốn kém đầu tư để thuần túy kinh doanh thương mại.

Điều đáng lo ngại là họ chỉ giảng dạy chứ không theo hướng kết hợp nghiên cứu và giảng dạy để nâng cao năng lực đào tạo ĐH vốn đang còn yếu kém của VN. Trong khi đó, đối với những trường ĐH hiện nay, phải kết hợp cho được nghiên cứu và giảng dạy”.


Theo hiệu trưởng Trường ĐH Việt – Đức, các trường ĐH ở Đức nếu có quy mô đào tạo 18.000 sinh viên thì chưa tính đến việc xây dựng cơ sở vật chất, mức kinh phí đầu tư hằng năm cho hoạt động đào tạo đã tốn khoảng 220 triệu euro (trong đó 80% là lương).

Ngoài ra, mỗi trường còn có thêm 30-40 triệu USD từ các nguồn tổ chức tài trợ. Trong khi đó, ở VN lại chưa thấy nhà sáng lập nào bỏ ra khoản tài chính như vậy để xây dựng trường ĐH.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo