xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vừa khai giảng đã học thêm

Bài và ảnh: Đặng Bình An

Phụ huynh muốn con học thêm vì sợ con thua kém bạn bè, giáo viên muốn dạy thêm để tăng thu nhập. Toan tính của người lớn vô tình đẩy những đứa trẻ mới rời bậc mầm non đã phải chạy đua học thêm ngay khi vào lớp 1

Vừa bước vào năm học mới, bé H.G (học sinh lớp 2 tăng cường tiếng Anh của một trường tiểu học ở TPHCM) đã phải làm quen ngay với lịch học bất di bất dịch do gia đình sắp xếp.
 
“Một tuần, H.G học thêm hai buổi tối tại nhà cô giáo, chủ yếu học thêm về toán, tiếng Việt”- anh Thư, phụ huynh của bé H.G - cho biết.
 
img
Vừa đón con tan trường, phụ huynh này đã tất tả chở con đến điểm học thêm
 
Không học thêm là... lạc hậu
 
Theo anh Thư, bé H.G đã quen với học thêm ngay từ lớp 1 nên thích nghi rất nhanh. Đầu năm, anh cùng một nhóm phụ huynh khác tổ chức lập nhóm và đặt vấn đề với giáo viên dạy thêm một lớp học buổi tối cho khoảng 14 - 15 em cùng lớp. Một tuần học hai buổi vào thứ tư và thứ sáu, mỗi tháng đóng 200.000 đồng/học sinh.
 
Khi chúng tôi đặt vấn đề về sức khỏe của bé, anh Thư chia sẻ: “Mang tiếng học cả ngày nhưng buổi chiều cháu chỉ chơi là chính, bài tập về nhà cũng không có nên thời gian rảnh cho cháu đi học thêm để bằng bạn bằng bè”.
 
“Giáo viên cũng chẳng cần gợi ý mà chúng tôi tự xin cho con mình đi học. Nhà nào cũng cho con đi học thêm, con mình không đi thì thua kém bạn, lỡ không may còn bị giáo viên ghét thì sao?”- anh Thư cho biết thêm.
 
Không giống như trường hợp anh Thư, chị Nguyễn Hương, phụ huynh bé T. tại một trường tiểu học khác, quyết tâm chỉ cho con học ở trường là đủ. Tuy nhiên, chỉ sau buổi họp phụ huynh đầu năm, quyết tâm của chị bắt đầu lung lay vì chứng kiến nhiều bậc cha mẹ có con học cùng lớp con chị đang lên kế hoạch rầm rộ đi học... buổi thứ ba chỉ vài tuần sau đó. Chị phải từ bỏ hẳn ý định để con ở nhà tự học để đem con “gửi gắm” nhà cô giáo.
 
“Mới vài tuần đầu, giáo viên chê con tôi tiếp thu kém. Trong khi các bạn cùng lớp đã biết viết thông thạo thì cháu còn ngồi vẽ nguệch ngoạc và chữ xấu, làm toán chậm. Tuy cô giáo không nói thẳng con tôi phải đi học thêm nhưng nói ý thế thì ai dám để con ở nhà.
 
Nhìn con mình mới 6 tuổi đầu mà tất tả học chỗ này, chỗ nọ, tối nào đi học thêm cũng ngủ gật trên đường về, tôi thật xót xa. Bây giờ học sinh không học thêm sẽ trở thành đặc biệt nhất vì... lạc hậu nhất” - chị Hương ngậm ngùi.
 
Thầy muốn dạy, trò khó thoát
 
Theo nhiều giáo viên, hiện tượng không đồng đều trình độ giữa các học sinh trong lớp không thể là lý do để một số giáo viên ép các em phải đi học thêm.
 
“Một lớp có hơn 30 em thì phải có em học khá, em trung bình. Em nào tiếp thu chậm một chút thì chúng tôi hướng dẫn, kèm cặp kỹ hơn. Khi chia nhóm học, chúng tôi cũng ý tứ chia các em cùng nhóm với những bạn có cùng độ tiếp thu và động viên khuyến khích để các em không mặc cảm”- giáo viên Lê Thị Linh Tâm, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4-TPHCM, chia sẻ.
 
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là việc học chữ chỉ đứng hàng thứ tư sau những mục tiêu về rèn luyện đạo đức, thể chất và kỹ năng. Dù ngành GD-ĐT đã nghiêm cấm việc giáo viên gợi ý hoặc ép học sinh đi học thêm để thu tiền, thậm chí nhiều trường còn thông báo cấm dạy thêm nhưng ngay từ đầu năm, việc dạy thêm và học thêm vẫn âm thầm diễn ra nhiều nơi tại TPHCM.
 
 “Giáo viên đổ lỗi cho phụ huynh nhưng nếu giáo viên kiên quyết không dạy thì phụ huynh đâu có ép được? Việc giáo viên đổ xô đi dạy thêm chỉ có lý do là muốn kiếm thêm thu nhập”- hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 4 phân tích.
 
Cũng theo vị hiệu trưởng này, nếu giáo viên nào muốn học sinh đi học thêm thì em đó không thể “thoát” được. “Học sinh không học nhà giáo viên thì bị nhắc nhở ở lớp, bị giao nhiều bài tập ở nhà. Có những bài giáo viên giảng nửa chừng rồi bắt trẻ về nhà... tự tìm hiểu. Gay gắt hơn nữa là cho các em điểm kém, phê bình hoặc nạt nộ. Nếu là tôi, tôi cũng phải cho con đi học” - vị hiệu trưởng này bức xúc.
 

Thà như tờ giấy trắng!

 
“Dạy một bài học mới, giảng cho cháu chưa biết thì những cháu biết rồi ngồi quậy hoặc la ó. Thà học sinh đều như tờ giấy trắng thì chúng tôi dạy nhẹ nhàng hơn nhiều. Đó là chưa kể nhiều phụ huynh lo xa, thuê gia sư kèm cặp con em. Gia sư dạy một đằng, vào trường giáo viên giảng một nẻo, học sinh không biết học tập theo cách nào. Chính nỗi lo cho con nhanh tiến bộ của cha mẹ nhiều khi lại làm hại các cháu”- một giáo viên ở Trường Tiểu học Chi Lăng, quận Gò Vấp - TPHCM bộc bạch.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo