xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xã hội học: 90% sinh viên “thất nghề”

Diệu Hằng

LTS: “80% - 90% sinh viên ra trường có việc làm”, đó là con số đẹp thường được các trường ĐH công bố chính thức. Thế nhưng, sự thật đằng sau những con số đẹp này là gì? Điều tra của phóng viên Báo NLĐ cho thấy có nhiều ngành học mà tỉ lệ sinh viên làm đúng nghề nếu thống kê ra sẽ rất thấp. Có người ví von tình trạng này là không thất nghiệp nhưng “thất nghề”. Nổi bật gần đây là ngành xã hội học.

"Chỉ khoảng 10% - 15% sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học làm đúng nghề. Phần lớn làm những ngành gần như công tác xã hội, báo chí, nghiên cứu thị trường... thậm chí làm những ngành không có liên quan gì đến ngành học. Đây chắc không chỉ là tình trạng riêng của ngành xã hội học mà là tình trạng chung của đa số các ngành khoa học xã hội nhân văn hiện nay”, thạc sĩ Lê Minh Tiến, giảng viên Trường ĐH Mở TPHCM, đưa ra nhận định như vậy. Tại sao lại có tình trạng này?

Hiếm trường hợp làm đúng nghề

Hỏi 3 sinh viên ngành xã hội học: Loan, Điệp, Phượng đã ra trường từ 2-5 năm nay, em nào cũng thở dài: “Sinh viên được học để nghiên cứu nhưng chẳng mấy ai làm đúng nghề. Số đông làm trái nghề hoặc học thêm chuyên ngành khác để tìm việc”. Ví dụ như Loan, sau khi ra trường, em phải học thêm khóa kế toán, nghiệp vụ văn phòng để đi làm, kiến thức xã hội học không sử dụng. Một sinh viên khác phải học khóa nghiệp vụ sư phạm để về quê công tác trong ngành giáo dục...

Tại sao lại có tình trạng sinh viên ngành này ra trường rất khó tìm việc làm phù hợp chuyên môn? Thạc sĩ Lê Minh Tiến cho biết: “Ngành xã hội học chủ yếu đào tạo sinh viên để làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban của Trung ương, tỉnh, tP...; làm cán bộ giảng dạy... Tuy nhiên, để làm được những công việc này đòi hỏi sinh viên phải có năng lực tốt. Những sinh viên trung bình, trung bình khá rất khó làm”.

Đào tạo nhiều hơn nhu cầu

Sinh viên ngành xã hội học càng ngày càng tăng. Tại TPHCM, Trường ĐH Mở mở khóa đầu tiên năm 1992 với 45 sinh viên thì nay đã có thêm 3 trường: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Văn Hiến. Hằng năm, 4 trường này tuyển sinh tổng cộng khoảng 600 sinh viên. Con số này theo các giảng viên xã hội học là nhiều. Mỗi trường chỉ nên tuyển khoảng 50 sinh viên chia thành 2 lớp để có thể đào tạo tốt hơn.

Thực tế, các viện nghiên cứu có đến các trường ĐH xin người nhưng họ yêu cầu phải là sinh viên giỏi, số này lại rất hiếm. Do biên độ áp dụng rộng nên đa số sinh viên xã hội học tìm việc làm ở những ngành gần với xã hội học như công tác xã hội, báo chí, nghiên cứu thị trường... như đã nói ở trên.

Nên tuyển ít hơn, đào tạo chất lượng

Nguyên nhân của tình trạng này đến từ cả hai phía: sinh viên và nhà đào tạo. Theo một giảng viên lâu năm, nhiều sinh viên chọn ngành xã hội học khi không đủ điểm vào các ngành khác (phần lớn là nguyện vọng 2, 3) nên không có sự đam mê ngành học, thời gian dành cho việc học ít và tai hại hơn không hiểu ngành xã hội học là gì nên nhiều em chỉ cố gắng “nuốt” chương trình cốt để có tấm bằng. Điểm chuẩn ngành học này mấy năm nay chỉ tương đương điểm sàn, vào khoảng 14-15. Cũng theo giảng viên này, càng ngày năng lực sinh viên ngành xã hội học càng giảm sút. Kỹ năng viết bài luận và thuyết trình là hai kỹ năng quan trọng của sinh viên xã hội học nhưng có em còn viết sai chính tả, hành văn lủng củng. Trong chương trình có giờ thuyết trình nhằm rèn luyện kỹ năng lập luận, phản biện, bảo vệ... nhưng nhiều sinh viên chỉ làm cho xong nghĩa vụ. Tệ hơn, với các đề tài nghiên cứu theo nhóm, có sinh viên không tham gia nhưng vẫn để tên để lấy điểm. Với những sinh viên này, việc làm đúng nghề sau khi ra trường là rất khó xảy ra.

Một thực tế khác cũng phải nhìn nhận là năng lực đào tạo của ngành học còn giới hạn. Một giảng viên xã hội học nói thẳng: “Lực lượng giảng viên xã hội học vừa thiếu vừa yếu. Bằng cấp không thiếu nhưng chuyên môn về xã hội học chưa bảo đảm yêu cầu. Không có trường nào đảm nhận hết việc đào tạo của trường mình”. Do đó, giảng viên ngành xã hội học đi dạy ở 3 - 4 trường là bình thường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo