xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng mô hình đại học số tại Việt Nam

H.Lân

Ngày 25-3, tại TP HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức tọa đàm xây dựng mô hình giáo dục đại học số tại Việt Nam với sự tham gia của các trường đại học.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết giáo dục trực tuyến là xu hướng trong thời gian tới. Hiện nay, các nền tảng giáo dục đa quốc gia rất phát triển đang trở thành thách thức đối với giáo dục đại học Việt Nam. Bộ GD-ĐT đang xây dựng cơ chế để thí điểm. Các nhóm trường sẽ xây dựng đề án đại học số. Quan trọng là nhóm có thể tập hợp được những trường có uy tín để bảo đảm chất lượng.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, cho rằng đại học số so với đại học truyền thống cũng giống như taxi công nghệ và taxi truyền thống. Đại học số chạy trên nền tảng số và tận dụng được ưu thế của công nghệ số. Vấn đề của đại học số là mô hình kiểm soát chất lượng để yên tâm công nhận về mặt pháp lý.

Xây dựng mô hình đại học số tại Việt Nam - Ảnh 1.

Đại biểu phát biểu tại hội thảo

Tại buổi tọa đàm, các ý kiến thảo luận đã đưa ra nhiều vấn đề được xem là những rào cản trong quá trình xây dựng đại học số đó là khoảng cách công nghệ giữa các thế hệ, sự sẵn sàng của lực lượng giảng viên… Ngoài ra, các vấn đề khác cũng được các đại biểu đề cập như công nhận tín chỉ bởi hiện nay việc công nhận tín chỉ của các trường rất hạn chế. Việc này khiến khóa học trực tuyến mở chỉ là một kênh tham khảo. Trong khi đó, vấn đề tài chính, bản quyền cũng cần phải được đánh giá đúng mức. TS Dương Tôn Thái Dương, Phó Ban phụ trách Ban Đào tạo ĐHQG TP HCM, cho rằng ngoài các yêu cầu bảo đảm chất lượng, xây dựng hệ thống, chính sách vận hành, việc công nhận tín chỉ giữa các cơ sở tham gia hệ thống cũng như từ các khóa học trực tuyến mở của các trường nổi tiếng.

Một đại diện đến từ Trường ĐH Công nghệ Thông tin - ĐHQG TP HCM cho rằng cần có sự đầu tư tập trung, triển khai chung. Lấy thực tế hiện nay các tỉnh đều có đề án chuyển đổi số, mỗi địa phương đầu tư 1 tỉ đồng. Xét về nguồn lực đầu tư, 1 tỉ đồng thì chỉ dừng lại ở mức độ nào đó nhưng nếu tập trung nguồn lực từ 63 tỉnh/thành thì nguồn đầu tư rất dồi dào. Vị này cho rằng khi đã đầu tư thì có thể cung cấp bản quyền… Các ý kiến cũng đề nghị cần có cơ chế, chính sách và pháp lý ghi nhận, công nhận kết quả người học ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra còn công nhận các khóa học…, chương trình đào tạo có cấp bằng.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng xây dựng hệ thống dùng chung là mơ ước nhưng khó khả thi. Việc xây dựng hệ thống dùng chung, bộ không làm vì yêu cầu mỗi trường khác nhau. Bộ mong muốn có những trường đi trước, thành công có thể chia sẻ với những trường khác…

Hiện nay, đề án thí điểm triển khai 5 trường tham gia mô hình giáo dục đại học số trong đào tạo nhân lực công nghệ số đang được xúc tiến triển khai. Trong đó, ĐHQG TP HCM chủ trì, phối hợp các cơ sở giáo dục khác như ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa (thành viên ĐH Đà Nẵng), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông xây dựng đề án đào tạo nhân lực số. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo