xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xì-căng-đan chấm thi TNPT: Phải xử nghiêm người làm sai

Yến Anh thực hiện

Trước quyết định xử lý của Bộ GD-ĐT đối với xì-căng-đan chấm thi của 11 tỉnh, thành ĐBSCL, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động

* Phóng viên:  Bộ GD-ĐT vừa quyết định sẽ giữ nguyên điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh 11 tỉnh, thành ĐBSCL. Ông đánh giá thế nào về quyết định này của Bộ GD-ĐT?

img

- PGS Văn Như Cương: Tôi thấy cần phải điều tra rõ ràng, thiếu sót của bộ ở điểm nào, 11 sở ở điểm nào để nghiêm khắc xử lý. Quan điểm của tôi là ai làm sai đến đâu thì phải xử lý đến đấy.

Nhưng cái khó ở đây là đã gần đến ngày thi tuyển sinh ĐH, CĐ nếu chấm thẩm định, chấm đi chấm lại sẽ mất rất nhiều thời gian. Các thí sinh không bị hạ điểm thì không sao, nhưng số em bị hạ điểm sẽ chịu ảnh hưởng tâm lý, tạo ra không khí hoang mang không cần thiết trước kỳ thi. Tôi đồng ý khuyết điểm này là của người lớn, cần phải xử lý nghiêm khắc những người làm sai, nhưng đối với trẻ con, các em không sai thì không phải chịu thiệt thòi do người lớn làm ra. Tôi nghĩ cách xử lý đó là hợp lý ở thời điểm này.

* Nhưng việc công nhận kết quả của thí sinh các tỉnh này sẽ là không công bằng đối với các thí sinh khác, thưa ông!

- Tất nhiên là không công bằng rồi, nhưng thời gian từ nay đến kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ quá gần nên giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra là khả thi nhất. Cũng phải thừa nhận thế này, việc chấm nới tay có thể giúp mỗi tỉnh có thêm vài trăm học sinh đỗ tốt nghiệp, nâng tỉ lệ đỗ từ 98% lên 99%, nhưng vài trăm em ấy sẽ chỉ có bằng tốt nghiệp phổ thông thôi, tôi đoán chắc chắn rằng đi thi ĐH, CĐ thì họ không thể nào đỗ được. Đó cũng là một thực tế để có thể châm chước mà công nhận kết quả của các em. Trong tình thế này, tôi cho đó là giải pháp đỡ gây bức xúc cho dư luận.

* Việc Bộ GD-ĐT “nới tay” có khiến chúng ta phải lo lắng năm sau các sở GD-ĐT sẽ lại “phá rào” để có kết quả thi đẹp không, thưa ông?

- Lo lắng của tôi chính là ở chỗ ấy. Sau kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT có thể chấm thẩm định lại và xử lý nghiêm khắc cán bộ làm sai thì mới ngăn được tình trạng này tái diễn vào năm sau. Bộ GD-ĐT phải khẳng định mạnh mẽ, đáp án của bộ là đáp án thống nhất dùng chung trong toàn quốc, nếu địa phương nào có điều gì thắc mắc thì Cục Khảo thí sẽ giải đáp.

* Để xảy ra vụ việc nghiêm trọng này, theo ông, trách nhiệm của Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT, đến đâu?

- Trách nhiệm của cục nằm ở chỗ người ta gửi công văn đề nghị cho phép được họp, bộ phải khẳng định ngay, nếu chỉ họp để bàn thảo, thấm nhuần hướng dẫn chấm của bộ thì được, nhưng không được làm gì trái với hướng dẫn của bộ. Đằng này, các sở GD-ĐT  lại ngồi với nhau thảo luận để đưa ra một bản hướng dẫn chấm thi khác. Nếu văn bản này trình bộ mà bộ duyệt thì sai quá rồi, tôi tin người ta không dám làm điều đó mà tự thỏa thuận rồi in ra đưa cho nhau để về chấm. Khuyết điểm lớn là ở 11 sở GD-ĐT, còn khuyết điểm của bộ là không hỏi rõ, các sở họp nhau làm gì. Phải thấy trước được việc đó để ngăn ngừa.

* Có thể đặt vấn đề ở đây là hướng dẫn chấm thi của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT không cụ thể nên mới để xảy ra tình trạng này?

- Không thể đổ lỗi cho đề thi hoặc đáp án. Đáp án thì không thể nào cụ thể được mọi tình huống. Một bài văn có thể có nhiều cách viết, nhưng khi chấm phải trên tinh thần của đáp án, nếu thắc mắc gì thì phải hỏi lại. Còn nếu mong muốn có một đáp án cho tất cả các cách làm thì không thể có được.

Kiểm điểm, xử lý các tập thể, cá nhân sai phạm

 Ngày 24-6, Bộ GD-ĐT đã có báo cáo chính thức về kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, Bộ GD-ĐT khẳng định phần lớn các sở GD-ĐT đã tổ chức chấm thi đúng quy chế, riêng tại 11 tỉnh, thành ĐBSCL (gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long), lãnh đạo các hội đồng chấm thi đã đưa ra văn bản thỏa thuận hướng dẫn chấm thi các môn tự luận với yêu cầu chuẩn thấp hơn hướng dẫn chung của bộ.

Việc làm này là trái với quy chế thi, không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, gây ra lo lắng đối với học sinh, phụ huynh và những bức xúc trong xã hội. Sau khi cân nhắc tất cả các khía cạnh của vấn đề, Bộ GD-ĐT đã quyết định công nhận kết quả chấm thi và xét công nhận tốt nghiệp của 11 sở GD-ĐT vùng ĐBSCL. Đồng thời, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi chủ tịch UBND tỉnh, TP trong vùng đề nghị chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý các tập thể, cá nhân có sai phạm theo quy định của quy chế thi.
Y.Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo