xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ vọng những tuyến cao tốc "xương sống" phía Bắc

Bài và ảnh: BẠCH HUY THANH

Việc xây dựng các tuyến cao tốc nối tới biên giới giúp mở ra không gian phát triển cho nhiều địa phương, phục vụ xuất khẩu của cả nước

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt ra các câu hỏi về tiến độ xây dựng và mở rộng các đường cao tốc khu vực phía Bắc. Đây là điều kiện quan trọng để các địa phương trong khu vực phát triển.

Động lực phát triển

Các đại biểu Quốc hội của Tuyên Quang, Sơn La và Hà Giang đã chất vấn về tuyến cao tốc kết nối Hà Giang với Tuyên Quang - Phú Thọ đã được Chính phủ quy hoạch vào mạng lưới giao thông đường bộ 2021-2030; đẩy nhanh tiến độ đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu và tiến tới thực hiện cao tốc TP Sơn La - Điện Biên; xây dựng đường cao tốc nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang để tạo tính liên kết vùng, mở rộng đối ngoại với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thông qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.

Kỳ vọng những tuyến cao tốc xương sống phía Bắc - Ảnh 1.

Cầu Móng Sến (Lào Cai) có trụ cao nhất Việt Nam, là điểm kết nối giữa thị xã Sa Pa với cao tốc Hà Nội - Lào Cai

Về các vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ trong quy hoạch sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2025-2030. Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Dũng ủng hộ thực hiện tuyến này trong thời gian sớm hơn nếu có điều kiện, đồng thời cho biết sẽ trình Chính phủ xem xét.

"Nếu tuyến cao tốc nối Hà Giang cùng với tuyến Hòa Bình - Mộc Châu được hoàn thành sẽ tạo nên 5 trục hướng tâm từ Hà Nội đi các địa phương có cửa khẩu gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La - Điện Biên. Chúng ta đặt vấn đề xây cao tốc không chỉ mở ra không gian phát triển cho các tỉnh này mà còn là vấn đề phục vụ xuất khẩu cho cả nước" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Tuy nhiên, Bộ trưởng KH-ĐT lưu ý tỉnh Lạng Sơn đoạn cao tốc nối từ Chi Lăng đến cửa khẩu Hữu Nghị, hiện đây vẫn là tuyến "cao tốc cụt".

Kỳ vọng những tuyến cao tốc xương sống phía Bắc - Ảnh 2.

Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đang mang lại những hiệu quả tích cực kể từ khi đưa vào sử dụng .Ảnh: QUANG THÀNH

Tại buổi làm việc vừa qua với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là dự án quan trọng nhất của tỉnh Cao Bằng trong nhiệm kỳ này. Thủ tướng yêu cầu tỉnh dồn lực cho dự án bởi khi hoàn thành sẽ tạo ra động lực phát triển, không gian phát triển mới, thu hút được các nhà đầu tư, tạo điều kiện phát triển hai lĩnh vực rất tiềm năng khác của tỉnh là kinh tế cửa khẩu và du lịch. Thủ tướng lưu ý giải phóng mặt bằng nhanh cho dự án và kết nối với các tuyến đường khác trong tổng thể liên kết phát triển vùng.

Có nên giao địa phương đầu tư?

Các chuyên gia cho rằng thời gian qua một số địa phương được giao quản lý, triển khai đầu tư đường bộ cao tốc như: Quảng Ninh (cơ quan có thẩm quyền thực hiện các dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Vân Đồn - Móng Cái); Lạng Sơn (cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị); Ninh Bình (dự án Cao Bồ - Mai Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông)… đã tạo được tính chủ động, kịp thời trong giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng.

Dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn có tổng chiều dài 15,2 km đi qua 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình, do Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách. Công trình này được khởi công ngày 2-12-2019. Theo ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng công trình GTVT (Sở GTVT tỉnh Ninh Bình), đến nay dự án đã hoàn thành được 97%, phấn đấu sẽ về đích vào ngày 31-12-2021. Việc được giao là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đã giúp địa phương chủ động rất nhiều trong việc thực hiện dự án.

Tương tự, ông Hoàng Quảng Hải, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh, cũng cho biết Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai đầu tư cao tốc, cảng hàng không quốc tế theo hình thức đối tác công - tư. Trong quá trình thực hiện, tỉnh đã chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách và đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương tháo gỡ khó khăn như: Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư đường cao tốc nhằm bảo đảm tính khả thi của dự án. Với sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, các bộ, ngành, đến nay, tất cả vướng mắc liên quan đến việc thực hiện dự án cao tốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được tháo gỡ. Nhờ vậy, hiện 2 tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đã đưa vào khai thác, phát huy tốt hiệu quả; tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang được đẩy mạnh thi công với quyết tâm cơ bản hoàn thành trong năm 2021.

Ông Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - cho rằng phần đầu tư cho đường cao tốc nói riêng và hạ tầng giao thông nói chung nhà nước phải đầu tư là chủ yếu, chiếm đa số chứ không thể trông chờ vào khu vực tư nhân. Vì nếu, chúng ta để tư nhân đầu tư chính thì vốn chắc chắn sẽ đẩy lên rất cao. Bởi lẽ, một dự án giao thông theo hình thức đối tác công - tư (PPP) mà phần tham gia của nhà nước bằng 0 hoặc rất thấp thì thời gian khai thác, thu hồi vốn sẽ không thể là 20-30 năm nữa mà có thể lên gấp đôi, gấp ba thời gian. Trong khi phần nào khó khăn, phần đầu tư không hiệu quả, mang tính kết nối… thì nhà nước phải chịu trách nhiệm. 

14 tuyến cao tốc 2.305 km khu vực phía Bắc

Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.004 km đường bộ cao tốc (tăng khoảng 3.841 km so với với năm 2021), đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km. Trục dọc Bắc Nam (2 tuyến): Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (từ Lạng Sơn - Cà Mau) chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô 4-10 làn xe; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.205 km, quy mô 4-6 làn xe; khu vực phía Bắc gồm 14 tuyến, chiều dài khoảng 2.305 km, quy mô 4-6 làn xe.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo