icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cách thức bầu giáo hoàng ở mật viện Conclave

(ANTG)

Sau khi Đức Giáo hoàng John Paul II, vị Giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo, qua đời ngày 2-4-2005, 140 hồng y trên thế giới đã họp 12 phiên và quyết định ngày 18-4 là ngày bầu giáo hoàng mới. Thứ bảy, ngày 16-4, các hồng y đã dâng lễ cầu hồn cho Đức cố John Paul II và cầu nguyện xin ơn soi sáng trước khi bước vào mật viện.

Lúc 16 giờ 30 phút ngày 18-4, 115 vị hồng y dưới 80 tuổi sẽ được rước vào nhà nguyện Christine - nơi trưng bày nhiều họa phẩm nổi tiếng của Michelangelo.

Các hồng y phải tuyên thệ giữ bí mật tuyệt đối nội dung cuộc bầu cử. Cánh cửa thông ra sân Papagallo bị khóa chặt. Khóa ngoài do viên thủ hiến Vatican giữ, khóa trong do Hồng y niên trưởng J. Ratzinge giữ. Các hồng y không được trao đổi thư từ, điện thoại, nghe radio... tức là cấm triệt để mọi liên hệ với bên ngoài. Các cuộc bầu trước, cử tri cư ngụ trong những căn phòng chật hẹp, ăn chung tại phòng lớn. Lần này được ở trong cư xá Marta có tiện nghi như khách sạn và được tự do đi lại trong sân.

Quy định việc bầu giáo hoàng đã có thay đổi nhiều lần trong lịch sử. Trước đây, các giáo hoàng có thể do giáo sĩ hay giáo dân Roma bầu lên nhưng từ năm 1905, Đức Nicola II ra sắc chỉ "In nomine Domini" (Nhân danh Chúa), ấn định chỉ có các hồng y mới có quyền bầu giáo hoàng. Cũng do thời gian bầu giáo hoàng không bị giới hạn nên có đợt bầu mãi không được. Năm 1628, Tòa thánh trống ngôi đến 18 tháng, dân chúng sốt ruột đã nhốt các hồng y vào lâu đài kín, khóa lại. Danh từ mật viện Conclave (với chìa khóa) ra đời từ đấy. Qua ngày thứ 5, họ còn cắt cả khẩu phần của các cử tri chỉ còn bánh và nước lã mà thôi. Kết quả bầu thật chóng vánh vì các hồng y không chịu nổi hình phạt như thế. Đức Giáo hoàng Gregrio X được bầu trong hoàn cảnh như vậy.

Các kỳ bầu giáo hoàng ở thế kỷ XX chỉ kéo dài từ 2 đến 5 ngày. Đức Giáo hoàng Pio X trúng cử vòng bỏ phiếu thứ 8 (ngày thứ 4, năm 1903), Đức Benedito XV trúng cử vòng bỏ phiếu thứ 10 (ngày thứ 5, năm 1914), Đức Jean XXIII đắc cử ở vòng phiếu thứ 7 (ngày thứ 4, năm 1958), Đức Giáo hoàng Paul VI lên ngôi ở lần bầu thứ 6 (ngày thứ 3, năm 1963), còn Đức John Paul II vượt 8 phiếu theo quy định ở vòng thứ 8 (ngày thứ 4, năm 1978)...

Theo sắc chỉ "Romano Pontifici Elgendo" (Bầu giáo hoàng Roma) do Đức Paul VI ban hành, quy định hồng y vào mật viện phải dưới 80 tuổi và số lượng không được quá 120 người. Không được mang theo người phục vụ trừ 1 thợ cắt tóc, 1 nhân viên cứu hỏa, 1 thợ điện, vài bác sĩ nha khoa và đa khoa. Thực phẩm được chuyển vào mật viện qua chiếc tủ xoay đặt ở sân Borgia. Ai ăn kiêng có khẩu phần riêng. Khẩu phần không bị cắt giảm dù thời gian bầu kéo dài.

Về cách thức bầu giáo hoàng, trong lịch sử có ba cách. Thứ nhất, một hồng y xướng tên một ứng viên, mọi người vỗ tay tán đồng. Thứ hai, ủy quyền cho một ủy ban từ 9 đến 15 người chọn ra giáo hoàng mới. Song hai cách này bị bãi bỏ tư thế kỷ XIV, nay chỉ còn cách bỏ phiếu kín. Mỗi hồng y được phát một phiếu bầu có in sẵn câu: "Elifinin... summun Pontificem” (Tôi bầu... là giáo hoàng). Sau khi điền tên vào, các cử tri gập lá phiếu làm bốn, bỏ vào hòm phiếu là chiếc chén lễ lớn đặt trên bàn thờ. Khi kiểm phiếu, nếu ai hội đủ quá 2/3 phiếu là đắc cử (lần này phải đạt từ 77 phiếu trở lên). Mỗi buổi bỏ phiếu 2 lần, ngày 4 lần. Đến lần thứ 9 mà chưa có người trúng cử thì nghỉ 1 ngày để cầu nguyện rồi bầu tiếp. Nếu đến lần bầu thứ 40, tức 10 ngày bầu mà vẫn không có ai đạt quá 2/3, thì ai quá 1/2 số phiếu bầu cũng trúng cử. Tất nhiên, người ta phải làm thủ tục hỏi người trúng cử có đồng ý làm giáo hoàng không. Nếu kiểm phiếu chưa có ai trúng cử, người ta sẽ đổ một loại hóa chất để đốt tỏa ra khói màu đen, còn có người trúng thì khói màu trắng và năm nay sẽ kèm với chuông reo. Bên ngoài, người dân cứ trông màu khói đen hay trắng là biết có giáo hoàng mới hay chưa.

Đức Giáo hoàng John Paul II là người phong nhiều hồng y nhất trong các đời giáo hoàng từ trước tới nay: 231 vị và hiện vẫn còn sống 183 vị, nhưng chỉ có 117 vị là dưới 80 tuổi, song vì có 2 vị ốm yếu là Hồng y J. Sin (Philippines) và A. Rivera (Mexico) nên thực tế chỉ có 115 vị tham gia bỏ phiếu lần này. Các hồng y ở 53 quốc gia của 5 châu lục. Châu Âu có 58 vị, châu Mỹ có 34, châu Phi 11, châu Á có 10 vị trong đó có Hồng y Phạm Minh Mẫn của Việt Nam, châu Đại Dương có 2 vị. Tuổi bình quân các cử tri là 71, người trẻ nhất là Hồng y Peter Erdo của Hungary, 52 tuổi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo