xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điện ảnh quốc doanh: Sống dở, chết dở

Hoàng Lan Anh - Tiểu Quyên

Không thể cổ phần hóa nổi nên phải chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cả hai đơn vị quốc doanh này - Hãng phim Truyện Việt Nam và Hãng Phim Giải phóng - đang chật vật kiếm sống

Điện ảnh quốc doanh từng được sống những ngày sung sướng khi được Nhà nước rót tiền làm phim đều đều hằng năm. Vì làm phim theo kiểu không phải nghĩ đến đầu ra, đến việc thu hồi vốn nên hàng loạt bộ phim đã được xuất xưởng chỉ để chiếu trong một vài ngày lễ, sau đó bỏ kho. Dư luận liên tục chỉ trích về sự lãng phí này nên Nhà nước đã quyết định ngừng rót vốn cho các hãng phim quốc doanh, mở ra một trang bi kịch cho điện ảnh quốc doanh.

Thiếu sổ đỏ

Không phải một lần, mà nhiều lần lãnh đạo Hãng phim Truyện Việt Nam đã bàn về các phương án cổ phần theo chủ trương của Nhà nước nhưng cuối cùng chỉ có thể trở thành công ty TNHH một thành viên. Lý do chính, theo một lãnh đạo, là không có cổ đông nào muốn rót tiền vào hãng một cách mạo hiểm. 5.000 m2 đất “kim cương” ở địa chỉ số 4 Thụy Khuê đến nay chưa có sổ đỏ nên rất nhiều doanh nghiệp đã đến rồi lại đi không một lời hồi âm hợp tác. Một lãnh đạo cho rằng mảnh đất “kim cương” này mà không có sổ đỏ thì chẳng ai muốn nhảy vào làm gì.

“Mắc” ở cổ phần hóa nên Hãng phim Truyện Việt Nam cũng “kẹt cứng” trong nhiều hoạt động để tồn tại. Mười năm qua, ngoài những bộ phim được Nhà nước đặt hàng (mấy năm gần đây hầu như không có), phim được tài trợ cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Một đạo diễn cho biết chỉ những phim nghệ thuật mới được Cục Điện ảnh để mắt, kịch bản giải trí như của các hãng tư nhân không bao giờ được nhà nước tài trợ.
img
Cảnh trong phim Giải mã tình anh, phim truyền hình đầu tiên của Công ty TNHH Phim Giải phóng. Ảnh: KENH14.VN
Trong khi đó, các nhà tài trợ không dại gì “đâm đầu” vào đầu tư cho phim của một hãng quốc doanh, dù là phim giải trí. “Họ sẽ tính đến bài toán tận dụng toàn bộ đội ngũ, kỹ thuật của các hãng phim Nhà nước để làm phim cho mình” - một đạo diễn danh tiếng thẳng thắn.

Tương tự, Hãng phim Giải phóng cũng phải chọn con đường công ty TNHH một thành viên vì không cổ phần hóa nổi. Lý do là không ai chịu tham gia cổ đông vì mức định giá tài sản theo quy định của Nhà nước là khá cao. Không kiếm được số cổ đông theo quy định thì không thực hiện được cổ phần hóa.

Xoay xở kiếm sống

Năng động hơn Công ty TNHH Phim Truyện Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Phim Giải phóng đã bắt tay vào thực hiện phim truyền hình với bộ phim đầu tiên Giải mã tình anh, vừa được phát sóng lúc 11 giờ trên kênh HTV7. Đơn vị cũng đã đấu thầu giành quyền phát sóng phim độc quyền trong giờ này, đồng nghĩa là Công ty TNHH một thành viên Phim Giải phóng cũng sẽ lao vào cuộc đua làm phim truyền hình với các hãng phim tư nhân.
Đơn vị cũng đang khẳng định vai trò của mình bằng bộ phim truyền hình lịch sử được đầu tư quy mô lớn Đoàn tàu không số. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy có dự án điện ảnh nào, trong khi các đơn vị tư nhân thì rầm rộ với hàng loạt phim đang trên trường quay hoặc “xếp hàng” đợi ra rạp trong năm nay.

Sự chuyển đổi này tạo điều kiện cho trang thiết bị của đơn vị ra được trường quay thay vì trùm mền hoặc “cho thuê kiếm thêm” như đã từng xảy ra. Đội ngũ nhân sự cũng có cơ hội làm nghề theo đúng trách nhiệm hưởng lương theo biên chế chứ không còn giai đoạn nói như đạo diễn Vinh Sơn là phải làm lính đánh thuê vì cuộc sống. Dẫu vậy, đạo diễn phim Trăng nơi đáy giếng vẫn cho rằng đó cũng chỉ mang tính xoay xở tạm thời, “cứu đói” đơn vị bằng nguồn thu từ phim truyền hình.

Theo đạo diễn Vinh Sơn, đó là một bước lùi chứ không phải là dấu hiệu mừng trong giai đoạn “tìm đường đi mới” của hãng phim. Phim truyền hình là mảnh đất màu mỡ nuôi sống người làm nghề nhưng tiềm ẩn nguy cơ thu hẹp, làm cằn cỗi sáng tạo điện ảnh.

Đạo diễn Đinh Anh Dũng nhìn nhận: “Cho đến thời điểm này, thật tình tôi không nhìn thấy một tín hiệu nào về cái gọi là “đi lên” của Hãng phim Giải phóng, dù đơn vị đã chuyển hình thức mới là công ty TNHH một thành viên. Việc làm phim truyền hình cũng chỉ là cách lấy ngắn nuôi dài, nó không phải là mục đích chính của một hãng phim từng có một thời lừng lẫy. Có thể nói, Hãng phim Giải phóng giờ đây giống như một người đã già cỗi, sống bằng cái bóng quá khứ của chính mình”.

Không dám vay vốn làm phim

Bộ phim của các đơn vị sản xuất phim tư nhân hợp tác vốn sản xuất Long Ruồi đang làm mưa làm gió tại các phòng vé với tổng doanh thu đến thời điểm này lên đến hơn 40 tỉ đồng, trong khi vốn đầu tư chỉ dưới 10 tỉ đồng.
Ngay những phim nặng về yếu tố phục vụ nghệ thuật của các đơn vị sản xuất tư nhân làm ra, như Cánh đồng bất tận cũng đạt doanh thu gần 20 tỉ đồng.
Nhưng  đối với các đơn vị phim quốc doanh, việc làm phim giải trí thực sự là một thử thách mà không một giám đốc nào dám bước chân vào. Sẽ không ai chịu đi vay 6-8 tỉ đồng để làm phim khi biết không cầm chắc phần thắng trong tay.

Theo một đạo diễn, nếu không chủ động được nguồn vốn lớn thì không thể tự tổ chức sản xuất phim theo hướng kinh doanh được.

Kỳ tới: Đổi mới để hòa nhập
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo