xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy ngưng miệt thị người "rơi lầu" tại Vạn Hạnh Mall

PHẠM DŨNG

(NLĐO) - Thay vì dùng lời lẽ miệt thị đối với những người tự tử, hãy đối xử với họ và gia đình bằng lòng trắc ẩn để xoa dịu nỗi đau mà họ đã trải qua

Chỉ hơn một tháng, có 3 vụ tự tử tại Trung tâm Thương mại Vạn Hạnh (Vạn Hạnh Mall) và họ đều là những người rất trẻ. 

Tối 17-3, lực lượng chức năng đã tìm thấy một thư tuyệt mệnh của thiếu niên 15 tuổi (ngụ quận 10, TP HCM) sau khi em "rơi" từ tầng 7, Vạn Hạnh Mall.

Cộng đồng mạng chưa hết sững sờ thì 2 tuần sau, một thanh niên khác lại "rơi" từ tầng 7 trung tâm thương mại này. Đến ngày 26-4, một người trẻ lại ra đi và cũng "rơi" từ tầng 7. 

Bên cạnh các biện pháp cần thiết, Vạn Hạnh Mall đã ra thông cáo chia sẻ nỗi đau mất người thân cũng như trấn an khách hàng.


Hãy ngưng miệt thị người rơi lầu tại Vạn Hạnh Mall - Ảnh 1.

Hiện trường xảy ra 3 vụ rơi lầu ở Vạn Hạnh Mall

Quan sát sau những sự cố này, nhiều người dùng mạng xã hội đã buông lời miệt thị các nạn nhân với lời lẽ rất cay nghiệt. Việc các nạn nhân chọn nơi này để kết thúc cuộc sống là điều không ai mong muốn. 

Thế nhưng, những lời lẽ chua chát không những đi ngược truyền thống "nghĩa tử nghĩa tận" mà còn khiến nỗi đau của gia đình các nạn nhân tăng gấp bội. 

Ít ai biết rằng, khi chọn kết thúc cuộc sống của mình các nạn nhân đã phải vật lộn với những ý định tự tử và chứng trầm cảm liên tục, có khi họ cô đơn cùng cực và cả những người thân có thể không nhận ra điều đó.

Nạn nhân của các vụ tự tử đến từ nhiều tầng lớp, đủ độ tuổi nhưng những năm gần đây thế giới ghi nhận đa phần là những người có tuổi đời còn rất trẻ. Trước khi lựa chọn đau buồn này, có thể họ gặp khó khăn về tài chính, áp lực rất lớn về điểm số, thành tích học tập, áp lực về hiệu quả công việc…

Theo các chuyên gia tâm lý học, hầu hết những người có ý định và hành vi tự tử đều không muốn chết. Họ thường trải qua sự tuyệt vọng đáng kể và muốn chấm dứt nỗi đau của mình. Điều này có nghĩa là những người có ý định và hành vi tự tử thường sẽ phản ứng tích cực với những lời đề nghị hỗ trợ.

Có thể thấy, những người chỉ trích, miệt thị các nạn nhân tự tử thường chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Một số bình luận cho rằng nếu trải qua nỗi đau mất người thân, con cái và đủ trải nghiệm thì có lẽ họ sẽ không buông lời cay đắng trên mạng xã hội. Việc nhiều người có thái độ và hành vi tiêu cực có thể biểu hiện dưới dạng thành kiến vô thức, định kiến và phân biệt đối xử.

Sức khỏe tâm thần và tự tử đang là mối quan tâm ngày càng tăng tại các trường sau trung học kể từ khi đại dịch xảy ra. Tự tử không phải là tội lỗi, vì vậy hãy ngừng miệt thị, hãy đối xử với họ bằng lòng trắc ẩn thay vì lên án. Một phần của điều này là sử dụng thuật ngữ phù hợp, không kỳ thị khi đề cập đến tự tử. 

Việc dùng lời lẽ không hay ho sẽ gây kỳ thị cho cả người đã khuất và những người đang đau buồn vì cái chết, gia quyến của các nạn nhân. 

Thật đau lòng khi đọc lại một phần của bức thư tuyệt mệnh của thiếu niên 15 tuổi: "Cuộc sống đã mất đi ý nghĩa của nó. Không sống vì ai cả, không làm điều này cho bất kỳ ai. Thế này là quá đủ rồi, làm điều này vì sự tự do của bản thân".

Đối với họ đã là quá đủ, đừng săm soi, bàn tán thêm nữa…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo