xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hệ lụy nghiêm trọng từ hợp đồng giả cách

Trần Thái

Việc sử dụng hợp đồng giả cách có thể gây ra những hệ quả pháp lý nghiêm trọng cho các bên

Luật sư Nguyễn Đắc Hoàng Long (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết việc sử dụng hợp đồng giả cách đang diễn ra khá phổ biến trong các giao dịch dân sự hiện nay, đặc biệt là hoạt động vay vốn và mua bán bất động sản. Hợp đồng giả cách thường được lập với mục đích tránh các quy định pháp lý nghiêm ngặt hoặc để dễ dàng thu hồi tài sản khi bên vay không thể trả nợ đúng hạn. Song, việc sử dụng loại hợp đồng này có thể gây ra những hệ quả pháp lý nghiêm trọng cho các bên.

Từ giả cách đến chiếm đoạt tài sản

Cuối tháng 4 vừa qua, TAND TP HCM đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 8 năm tù giam đối với ông Trần Quí Thanh (cựu giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát) và hai con gái cùng về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Vụ án là minh chứng cho những rủi ro pháp lý, tài chính khi sử dụng hợp đồng giả cách, đồng thời là bài học về sự cần thiết tuân thủ các quy định pháp luật và minh bạch trong các giao dịch dân sự.

Vụ án xuất phát từ việc ông Thanh cho 4 cá nhân vay tiền nhưng thay vì ký hợp đồng vay, họ lập hợp đồng chuyển nhượng tài sản/cổ phần của các dự án do bên vay sở hữu. Tòa án phán quyết các giao dịch này sử dụng hợp đồng giả cách để che giấu bản chất cho vay tiền của ông Thanh, dẫn đến việc bên cho vay không tuân thủ các điều khoản thỏa thuận, chiếm đoạt số tài sản trị giá hơn 1.000 tỉ đồng của bên vay.

Hệ lụy nghiêm trọng từ hợp đồng giả cách- Ảnh 1.

Nhóm thanh niên xông vào đập phá quán ăn tại địa chỉ đang tranh chấp của ông P.Q.Vĩnh hồi tháng 3-2022. (Ảnh chụp từ camera an ninh)

Cũng trong quá trình xét xử, tòa nhận định trên thực tế, các vụ án liên quan đến hợp đồng giả cách rất khó xử lý, ngay cả khi được đưa ra cơ quan chức năng. Nguyên nhân vì mục đích thực sự mà các bên tham gia hợp đồng đã thỏa thuận thường được che giấu kỹ lưỡng, tinh vi. Trong vụ án do bị cáo Thanh thực hiện, các bên tham gia hợp đồng giả cách đều có sự đồng thuận ban đầu, thậm chí còn ký kết các văn bản, chứng từ hợp lệ, tuân thủ các thủ tục hành chính khiến việc xác định, chứng minh bản chất giao dịch trở nên phức tạp hơn.

Phức tạp, dai dẳng

Một vụ dân sự khác cho thấy sự phổ biến của việc sử dụng các hợp đồng giả tạo trong giao dịch dân sự hiện nay vừa được TAND quận Tân Phú (TP HCM) đưa ra xét xử. Vụ án xuất phát từ việc ký hợp đồng giả cách giữa ông P.Q.Vĩnh và bà T.L.A, cùng ngụ tại quận Tân Phú. Năm 2018, em trai ông Vĩnh vay tiền từ bà T.L.A để kinh doanh nhưng sau đó gặp khó khăn trong việc trả nợ. Bà T.L.A đề xuất "giúp đỡ" bằng cách yêu cầu ông Vĩnh ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đang ở cho bà T.L.A. Sau đó, bà T.L.A lấy căn nhà vừa nhận chuyển nhượng để vay thế chấp ngân hàng. Hợp đồng giả cách được hai bên đồng thuận nhưng sau khi nhận được khoản vay từ ngân hàng, bà T.L.A lại đòi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.

Ông Vĩnh cho rằng điều này trái với thỏa thuận ban đầu nên làm đơn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng nhà đất vì giả tạo. Vụ án kéo dài nhiều năm, kéo theo nhiều hệ lụy khiến ông Vĩnh phải gửi đơn cầu cứu khắp nơi, trong đó có Báo Người Lao Động (từng được phản ánh qua bài viết "Một người vay nợ, cả nhà bị khủng bố" đăng ngày 4-4-2023). Theo ông Vĩnh, sau khi tham gia hợp đồng giả cách theo yêu cầu của bà T.L.A, em trai ông đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ nhưng ông vẫn phải đối diện với nguy cơ bị mất tài sản.

Liên quan vụ án, TAND quận Tân Phú phán quyết rằng việc ký hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Vĩnh và bà T.L.A không phản ánh sự tự nguyện của ông này, mà thực tế là một cách để che giấu việc trả nợ cho em trai của ông. Từ đó, tòa án tuyên các hợp đồng liên quan đến việc giao dịch chuyển nhượng nhà đất giữa các bên là vô hiệu. HĐXX cũng đưa ra quyết định buộc ngân hàng trả lại các giấy tờ nhà đất cho ông Vĩnh.

Luật sư Nguyễn Đắc Hoàng Long nhận định vụ án này một lần nữa minh chứng cho sự phức tạp và khó xử lý đối với loại giao dịch sử dụng hợp đồng giả cách.

Thực tế, đang có nhiều giao dịch vay mượn tiền được che giấu thông qua các hình thức giao dịch như hợp đồng chuyển nhượng tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền, cam kết chuyển hoặc thực hiện một nghĩa vụ nhất định... Nhiều vụ án vì dính líu đến các vấn đề tài chính, tài sản lớn đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các bên sử dụng mọi biện pháp để che giấu sự thật và bảo vệ lợi ích của mình. 

Có thể bị vô hiệu

Theo luật sư Nguyễn Hiệp (Công ty Luật TNHH Barrso), Bộ Luật Dân sự năm 2015 không có khái niệm về hợp đồng giả cách. Tuy nhiên, nếu mục đích của giao dịch được xác định là nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì có thể hiểu đây là "hợp đồng giả cách", có thể bị vô hiệu do giả tạo.

Hợp đồng giả cách bị vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Do đó, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo