xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hội nghị quan trọng của Liên Hiệp Quốc

Xuân Mai

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc lưu ý Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai ra đời từ thực tế là các thách thức quốc tế đang diễn ra nhanh hơn khả năng giải quyết của các nước thành viên

Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai tại TP New York - Mỹ trong 2 ngày 22 và 23-9. Hội nghị này nhằm giải quyết các thách thức của thế kỷ XXI, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu. Đây cũng là hoạt động mở màn cho Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) khóa 79.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, các nhà lãnh đạo giải quyết những quan ngại về một thế giới đang thay đổi; hướng tới mục tiêu tìm ra giải pháp bảo vệ nhu cầu, lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. 

Bên lề hội nghị này có hàng trăm sự kiện. Hội nghị có chương trình nghị sự bao trùm và sâu rộng, cùng chuỗi văn kiện được đánh giá là toàn diện nhất trong vòng gần 20 năm qua, đề cập tất cả lĩnh vực hợp tác tại LHQ, từ phát triển, hòa bình an ninh, đến cả những lĩnh vực mới như hợp tác số...

Một sự kiện diễn ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở TP New York - Mỹ hôm 21-9. Ảnh: LIÊN HIỆP QUỐC

Một sự kiện diễn ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở TP New York - Mỹ hôm 21-9. Ảnh: LIÊN HIỆP QUỐC

Hơn 150 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ đã đăng ký tham dự, phát biểu tại hội nghị. Sau khi thảo luận về nhiều vấn đề đe dọa đến cộng đồng quốc tế, các nhà lãnh đạo dự kiến thông qua "Hiệp ước cho tương lai", trong đó gồm các giải pháp như tài trợ cho phát triển bền vững, hợp tác kỹ thuật số, quản trị toàn cầu...

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, khủng hoảng liên quan biến đổi khí hậu, khoảng cách số và nỗi lo về quyền riêng tư dữ liệu đang diễn ra. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres hồi năm 2021 lần đầu tiên đề xuất tổ chức sự kiện này, xem đây là cơ hội để định hình lại lịch sử nhân loại thông qua sự hợp tác quốc tế.

Phát biểu trước thềm hội nghị, ông Guterres kêu gọi các quốc gia thành viên có tinh thần thỏa hiệp khi nhấn mạnh tiến trình thương thảo đang ở giai đoạn cuối. Theo Tân Hoa xã, ông Guterres lưu ý rằng hội nghị lần này ra đời từ thực tế là các thách thức quốc tế đang diễn ra nhanh hơn khả năng giải quyết của các nước thành viên.

Những thách thức được nói đến gồm chia rẽ địa chính trị và xung đột nằm ngoài tầm kiểm soát, biến đổi khí hậu nghiêm trọng, bất bình đẳng và nợ, sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo nhưng lại thiếu hướng dẫn hoặc biện pháp bảo vệ. 

Vấn đề là, theo Tổng Thư ký LHQ, các định chế và khuôn khổ toàn cầu không còn phù hợp để giải quyết những thách thức phức tạp đang tác động lẫn nhau.

Bên cạnh đó, nhiều thách thức hiện nay không nằm trong tầm nhìn cách đây 80 năm, thời điểm các tổ chức đa phương ra đời. Vì thế, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai là bước đầu tiên quan trọng hướng tới việc biến các tổ chức toàn cầu trở nên hợp pháp, hiệu quả, phù hợp hơn với thế giới hiện tại và tương lai.

Sau hội nghị này, trọng tâm sẽ chuyển sang việc thực hiện các khuyến nghị và cam kết trong "Hiệp ước cho tương lai". Vào tháng 11, Azerbaijan sẽ tổ chức Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP29), nơi vấn đề tài trợ khí hậu sẽ là một nội dung thảo luận quan trọng.

Đến tháng 12, Hội nghị LHQ về các nước đang phát triển không có biển dự kiến diễn ra tại Botswana, nơi tìm kiếm các giải pháp cho phát triển bền vững. Còn vào tháng 6-2025, nỗ lực cải cách cấu trúc tài chính quốc tế (trong đó có các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế) sẽ được đẩy mạnh tại Hội nghị Quốc tế về tài trợ cho phát triển tại Tây Ban Nha... 

Nhóm "Bộ tứ" mở rộng hợp tác

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Anthony Albanese, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio hôm 21-9 nhất trí mở rộng hợp tác an ninh hàng hải, cũng như sẽ triển khai thêm các dự án được thiết kế để mang lại "tác động tích cực thật sự" đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chọn bang quê nhà Delaware để tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm "Bộ tứ" nói trên. Ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì nhóm "Bộ tứ", được nhà lãnh đạo này xem là thành tựu nổi bật trong chính sách đối ngoại của mình.

Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị, các nhà lãnh đạo đã phác thảo các sáng kiến mới và đang diễn ra trong một loạt lĩnh vực, từ an ninh hàng hải, cơ sở hạ tầng đến ứng phó thiên tai và các công nghệ mới nổi.

Theo hãng tin Kyodo, một trong những dự án mới đáng chú ý là lực lượng bảo vệ bờ biển các nước bắt đầu tiến hành diễn tập chung từ năm tới. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden cho biết cuộc tập trận bảo vệ bờ biển đầu tiên của nhóm "Bộ tứ" sẽ do Mỹ dẫn đầu (hiện chưa rõ địa điểm diễn ra).

Ngoài ra, nhóm "Bộ tứ" còn mở rộng chương trình huấn luyện để giúp các nước khác trong khu vực giám sát lãnh hải, thực thi luật pháp và ngăn chặn hành vi bất hợp pháp. Sự hỗ trợ này sẽ được kết hợp với việc cung cấp công nghệ và dữ liệu mới. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng đồng ý cho phép lực lượng của họ chia sẻ không gian hàng hóa trên máy bay và tàu cho các mục đích viện trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai.

Hoàng Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo