xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài 1: Phong trào Duy Tân ở Bình Thuận đã khai sinh ra Liên Thành

Việt Tuấn (biên tập)

Những ngày tháng 5, cả nước long trọng tổ chức kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc. “Bác Hồ, cha của chúng con. Hồn của muôn hồn”.

Tháng 6, lịch sử VN không thể nào quên sự kiện người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cách đây 98 năm. “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế! Ôm cả non sông vạn kiếp Người”. Gắn bó với từng bước chân Người trên những nẻo đường hoạt động cách mạng đầu tiên là sự đóng góp thầm lặng của một doanh nghiệp có bề dày lịch sử hơn 100 năm: Công ty Nước mắm Liên Thành. Đã có nhiều buổi tọa đàm do Hội Khoa học Lịch sử TPHCM kết hợp với Quận ủy - UBND quận 4 tổ chức nhằm xác định vai trò, công lao của Công ty Liên Thành trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Dựa trên những báo cáo khoa học, các tài liệu lịch sử từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Di tích và Danh lam thắng cảnh TPHCM, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận... chúng tôi trích đăng một số thông tin liên quan

Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở màn cho cuộc xâm lược VN. Triều đình Huế nhu nhược ký những hòa ước năm 1862, 1864, 1883 và 1884; thực chất là những văn bản đầu hàng giặc từng bước từ thấp đến cao.


Thế nhưng với lòng yêu nước và chí khí quật cường của dân tộc, phong trào cách mạng nước ta đầu thế kỷ XX diễn biến xoay quanh cuộc vận động cứu nước của Phan Bội Châu và hoạt động của hội Duy Tân từ năm 1905-1908; hoạt động cứu nước của Phan Chu Trinh; hoạt động của phong trào Đông Kinh Nghĩa thục; phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ... Phong trào mạnh nhất là ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và lan đến Bình Thuận, một tỉnh cực Nam Trung Bộ.

img
Những người sáng lập Liên Thành Thương quán

 
Bình Thuận là đất thuộc quyền cai trị của triều đình Huế. Sau hoà ước Quý Mùi 1883, triều đình Huế cắt phần đất này để bồi thường chiến phí và Pháp nhập vào lãnh thổ Nam Kỳ thuộc Pháp. Đến hòa ước Giáp Thân 1884, Pháp giao lại cho triều đình Huế cai quản, nhưng triều đình Huế không đủ sức. Do vậy Bình Thuận được xem là vùng đất ranh giới giữa đất Nam Kỳ thuộc Pháp và Trung Kỳ thuộc triều đình Huế. Bình Thuận là vùng đất giàu tài nguyên, nhiều dân tộc cùng sinh sống, có truyền thống đoàn kết trong sản xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Với vị trí địa lý bản lề, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong kháng chiến chống Pháp, nên nhiều sĩ phu yêu nước các miền như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp... đã đến Bình Thuận để tụ nghĩa, bàn bạc kế sách làm cách mạng.


Phong trào Duy Tân đất nước do nhà yêu nuớc Phan Chu Trinh đề xướng với chủ trương “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” phát triển mạnh mẽ ở miền Trung và đã được các sĩ phu yêu nước Bình Thuận hưởng ứng. Ông Trương Gia Mô, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh.... là những hạt nhân gây dựng phong trào Duy Tân ở Bình Thuận đã vận động các địa chủ, hàm hộ và kể cả các viên chức trong bộ máy chính quyền thực dân tham gia tổ chức một số hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Từ đó khai sinh ra tổ chức Liên Thành Thương quán (tháng 3-1906): làm kinh tế gây quỹ hoạt động cho phong trào Duy Tân; Liên Thành Thư xã (tháng 5-1906): truyền bá sách báo có nội dung yêu nước, mở mang dân trí; Dục Thanh Học hiệu tức Trường Dục Thanh (năm 1907): dạy học cho con em nhân dân lao động, giáo dục theo nội dung yêu nước và tiến bộ.


Liên Thành Thương quán được thành lập tháng 3-1906 tại Phan Thiết. Ý nghĩa của danh từ Liên Thành có nghĩa là thành hoa sen - nguyên là tên lịch sử của Hoà Đa, thủ phủ của tỉnh Bình Thuận - với chủ ý giữ mình trong sạch như hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Sáng lập Liên Thành Thương quán gồm 6 ông: Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh (2 người con của ông Nguyễn Thông), Hồ Tá Bang - làm ký lục ở Toà Công sứ Phan Thiết; Trần Lệ Chất - bí thư của công sứ Garnier, Nguyễn Hiệt Chi và Ngô Văn Nhượng. Ngoài ra còn có một số thành viên rất tận tâm, tận lực như Huỳnh Văn Ngô, Nguyễn Văn Chu... Là tổ chức hoạt động nhằm phát triển kinh tế mang tính dân tộc, bảo vệ quyền lợi của các thương nhân VN, phạm vi hoạt động của Liên Thành Thương quán phát triển ra các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, sang cả Nam vang (Campuchia). Về nguồn vốn, chỉ sau khi thành lập một năm, vốn của Liên Thành Thương quán lên đến 90.000 đồng. Đây là số vốn khá lớn đối với các công ty người Việt thành lập cùng thời lúc bấy giờ. Đặc biệt, hoạt động của Liên Thành Thương quán không dừng lại ở lãnh vực thương mại mà có nhiều dấu ấn tích cực như ủng hộ tài chính cho các hoạt động chính trị, xã hội; các cơ sở đại lý Liên Thành Thương quán là địa điểm hợp pháp để các nhân sĩ yêu nước hội họp. Sau khi ông Phan Chu Trinh mất, năm 1926, những người lãnh đạo của Liên Thành Thương quán và nhân viên trong các đại lý của công ty đã tổ chức vào Sài Gòn để tang cụ Phan. Liên Thành Thương quán tồn tại đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thì chuyển thành tổ chức kinh doanh vào năm 1976.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo