xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chờ cú hích từ TPP

Hà Linh

Hơn 20 năm cải cách với kết quả không như kỳ vọng, khu vực doanh nghiệp nhà nước đang chờ đợi một cú hích từ bên ngoài

Khi kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ phải tham gia vào một khu vực tự do thương mại rộng lớn với những chuẩn mực mới rất khắt khe của thế kỷ XXI, trong đó có những quy định về khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) buộc phải được điều chỉnh.

Áp lực lớn từ bên ngoài

Nếu như ở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) những điều khoản liên quan mở cửa đến DNNN không phải cam kết có tính chuyên biệt và mạnh mẽ thì TPP lại yêu cầu phải có cải cách mạnh mẽ khu vực kinh tế này theo hướng minh bạch và giảm can thiệp của nhà nước vào hoạt động của DN. Tùy vào lực lượng và vị trí của DNNN ở mỗi quốc gia, tiếng nói trên bàn đàm phán về minh bạch hóa hoạt động của DNNN chưa thống nhất được điểm chung. Một số quốc gia cho rằng DNNN hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi nên phải trở nên minh bạch, được kiểm soát để cùng cạnh tranh bình đẳng. Số khác, trong đó có Việt Nam, lại cho rằng DNNN đóng vai trò hạn chế trong những khiếm khuyết của thị trường, gánh vác đầu tư trong những lĩnh vực DN tư không thể làm hoặc không làm vì ít sinh lợi. Để đi đến thống nhất, các quốc gia đàm phán sẽ phải thỏa hiệp với nhau để có được một thỏa thuận các bên cùng hài lòng. Các vấn đề liên quan đến DNNN được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập TPP. Khi tham gia hiệp định này, các nước thành viên phải loại bỏ được sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa khu vực DNNN và tư nhân.
img
Tham gia TPP, doanh nghiệp nhà nước phải minh bạch tài chính và mua sắm Ảnh: Hồng Thúy

Theo ông Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, hội nhập trong TPP hay các hiệp định mà Việt Nam đang tham gia đàm phán là cơ hội mở cửa rất lớn cho chương trình tái cấu trúc kinh tế và DNNN. Tuy nhiên, sự sẵn sàng của DNNN tham gia quá trình này còn rất thận trọng. “Tinh thần chung của câu chuyện DNNN là phải theo hướng thị trường, cạnh tranh và minh bạch hơn. Nhưng để có những bước tiến ấy thì không thể chỉ trong một đêm là làm được” - ông Võ Trí Thành nhận định.

Minh bạch hóa tài chính và mua sắm

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới với hàng loạt hiệp định thương mại song phương, đa phương với khu vực và quốc tế. Một số hiệp định có lộ trình rất ngắn, ngay trong năm đầu tiên đã yêu cầu cắt giảm đến 90% thuế quan và cơ bản đến năm 2015, thị trường nội địa Việt Nam sẽ “mở toang” cửa với chính sách thuế suất 0%. Riêng TPP sẽ có ảnh hưởng sâu sắc vì hiệp định này không chỉ thuần túy là vấn đề thương mại mà còn là hợp tác toàn diện. Trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến tái cấu trúc mà đối với Việt Nam có thể là thách thức nhưng cũng là cơ hội rất lớn.

Một trong những vấn đề được lưu ý với Việt Nam khi gia nhập TPP là quy định DNNN là tài sản công nên phải được minh bạch tuyệt đối như chi tiêu ngân sách. Theo đó, có 2 hình thức minh bạch phải tuân thủ. Một là, tất cả báo cáo tài chính của DNNN đều phải công khai, phải thực hiện kiểm toán nghiêm ngặt; hai là, phải minh bạch cả giao dịch, mua sắm. “Minh bạch tài chính còn có cách xoay bằng chế độ 2 sổ sách nhưng minh bạch giao dịch thì lãnh đạo gần như không còn cửa để mưu cầu quyền lợi riêng” - TS Lê Xuân Nghĩa nhận xét. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo