xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chợ tỉnh - chợ quê

Bài và ảnh: BẢO TRÂN

Khi siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên ngày càng nhiều ở các tỉnh, thành, không ít người cho rằng loại hình chợ sẽ dần bị triệt tiêu. Thực tế, siêu thị, trung tâm thương mại chỉ giúp người tiêu dùng có thêm sự chọn lựa, chợ vẫn tồn tại trong đời sống người Việt

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, đã có một thời gian họ hào hứng với siêu thị, bỏ lở một thị phần lớn là chợ, trong khi đó, các công ty đa quốc gia lại tích cực khai thác kênh này, mở rộng mạng lưới  phân phối từ chợ thành thị đến chợ nông thôn. Vài năm gần đây, chợ lấy lại vị thế là nơi tiếp cận người tiêu dùng gần nhất khi ở nhiều chợ, tiểu thương cùng nhau xây dựng chợ văn minh, thay đổi cung cách phục vụ người tiêu dùng.

Thích đi chợ, tìm hiểu văn hóa, cung cách mua bán ở chợ, hai nhà báo (tác giả) Lương Minh và Các Ngọc đã dành khá nhiều thời gian vào chợ. Năm 2000, hai tác giả đã xuất bản quyển Đời chợ viết về khoảng 50 chợ, phố ở TPHCM và các tỉnh, nhận được nhiều lời khích lệ. Mới đây, hai tác giả tiếp tục ra mắt quyển Chợ tỉnh - chợ quê, ghi chép, giới thiệu hơn 100 chợ ở TPHCM và các tỉnh, thành, chưa kể các phố kinh doanh chuyên một mặt hàng.

img
Chợ vú sữa Vĩnh Kim

Qua các chợ ở TPHCM, hai tác giả đúc kết chợ không chỉ là nơi để mua bán mà còn là nơi giữ gìn những nét văn hóa đặc trưng của đất và người TPHCM. Đọc Chợ tỉnh - chợ quê được biết phụ nữ ở Thủ Đức, Bà Điểm vẫn đi chợ bằng xe ngựa, vùng Chợ Lớn tập trung hầu hết chợ đầu mối hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, TPHCM có chợ họp thâu đêm suốt sáng, có chợ chỉ họp nửa buổi sáng, có chợ chỉ đông đảo về đêm, tiểu thương ở mỗi chợ có những hoạt động hình thành “nét văn hóa chợ”. Khách du lịch nước ngoài vẫn thích đi chợ để mua sắm và để tìm hiểu sự khác biệt, nét độc đáo riêng của mỗi chợ.

Mỗi khi đến các tỉnh, thành, nơi hai tác giả không bỏ qua cũng là chợ. Ở miền Đông Nam Bộ, chợ Dĩ An (Bình Dương), chợ Hóa An (Biên Hòa) gắn với đời sống của công nhân; chợ Trảng Bàng, chợ Long Hoa không thiếu những đặc sản riêng có của Tây Ninh như bánh tráng phơi sương, muối tôm; có chợ ở Biên Hòa chỉ cấp phường nhưng ngày càng phát triển; cũng có chợ vùng biển như chợ Phan Thiết, chợ Vũng Tàu.
 
Miền Tây là vùng nông nghiệp, những chợ chanh Lương Quới, chợ Lách, chợ sầu riêng Ngũ Hiệp, chợ vú sữa Vĩnh Kim… đều là chợ trái cây nhưng cách buôn bán có những nét riêng; người mua bán hàng rau củ quả, gạo ở miền Tây ngày xưa vận chuyển dựa vào đường sông, giờ những khu chuyên gạo ở Bà Đắc hay chuyên rau ở Châu Thành (Tiền Giang) tạo không khí tấp nập trên Quốc lộ 1A.
 
Miền Tây có sông, chợ nổi trên sông là nét đặc trưng thu hút khách du lịch; lại cũng có biển nên chợ vùng biển giải quyết được khâu tiêu thụ hải sản cho ngư dân. Hai tác giả không ngại lặn lội đến những chợ vùng biên giới, đi chợ vào mùa nước lụt, tìm lại chút ký ức khi đi chợ Tết ở quê.

Hơn 400 trang sách, chưa nhiều, song Chợ tỉnh - chợ quê là quyển sách viết về nhiều chợ, có nhiều thông tin để tham khảo và giữ làm tư liệu.

Sách Chợ tỉnh - chợ quê phát hành trong các nhà sách FAHASA, giá 95.000 đồng/cuốn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo