Hiệp định thương mại đa phương này (còn được gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP) chiếm 1/3 tổng thương mại thế giới và gần 40% tổng kinh tế toàn cầu. Hiệp định sẽ giúp các quốc gia thành viên tiếp cận thị trường nội địa của nhau tốt hơn, loại bỏ thuế quan và hóa giải một loạt rào cản phi thuế quan thường gây hạn chế tăng trưởng thương mại.
Theo Viện Kinh tế quốc tế Peteson - một tổ chức nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận trung lập, trong khuôn khổ TPP, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 37,5 tỉ USD; xuất khẩu có thể đạt mức 307 tỉ USD vào năm 2025 so với con số ước tính chỉ ở vào khoảng 239 tỉ USD nếu không có TPP.
Lợi thế Việt Nam
Cảng bãi cũng là một mảng cơ sở hạ tầng của Việt Nam dự kiến được hưởng lợi từ TPP. Cụ thể, cảng quốc tế Cái Mép có mớn nước sâu nhất, vị trí gần nhất để các khu vực sản xuất phía Nam tiếp cận những lợi thế của TPP. Nhiều hãng vận chuyển quốc tế đã nhìn thấy lợi thế này. Bà Bích cho biết hiện các công ty của Tập đoàn Maersk đã sẵn sàng chào đón TPP và các cơ hội giúp Việt Nam thay đổi bối cảnh gia công sản xuất cho vành đai Thái Bình Dương.
Tận dụng cơ hội
Kết thúc năm 2013, triển vọng kinh tế Việt Nam nhìn chung ở mức tích cực. GDP 9 tháng tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2012, giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực. Dòng chảy ổn định của FDI và giao thương gia tăng là những nhân tố đóng góp lớn vào sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến tháng 9-2013, cả nước đã thu hút được hơn 15 tỉ USD vốn FDI, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến và sản xuất. Dưới góc nhìn của nhiều nhà đầu tư, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với những lợi thế cạnh tranh như chi phí nhân công thấp, vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng cảng nước sâu thuận lợi, dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, chính trị ổn định.
Khó khăn hiện nay của Việt Nam là công nghiệp phụ trợ. Hiện Việt Nam nhập khẩu tới gần 90% nguyên liệu và máy móc từ các nước, bao gồm cả Trung Quốc và các đối tác không phải là thành viên TPP để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Đây là một thách thức lớn, có khả năng sẽ giảm thiểu các lợi ích mà TPP đem lại. Tuy nhiên, TPP cho phép có một khoảng thời gian ân hạn là 3 năm, trong đó các quốc gia thành viên có thể tiếp tục tìm kiếm nguồn cung từ các nước không phải là đối tác. Việt Nam có thể tận dụng khoảng thời gian này để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và củng cố cơ sở hạ tầng.
Bình luận (0)