Mặc dù mụn không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, đôi khi để lại những hậu quả xấu, làm bạn bối rối, mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Mụn có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, và không phân biệt giới tính, nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở lứa tuổi dậy thì.
Theo kết quả chương trình chăm sóc da học đường của Công ty Rohto-Mentholatum (VN) tại các trường THPT ở TPHCM và Hà Nội cho biết: Hơn 40% học sinh bị mụn. Nhưng hầu như các bạn không có kiến thức về cách chăm sóc da, nhận biết làn da và ngăn ngừa mụn đúng cách... Vì thế, để hạn chế “vị khách không mời mà đến” này, nhất thiết các bạn phải trang bị một số kiến thức cơ bản để chăm sóc da.
Hiểu để trị
Như chúng ta đã biết, có nhiều loại da khác nhau (da thường, dầu, khô, hỗn hợp) và mỗi loại da có cấu trúc cũng như nhu cầu khác nhau. Mọi người thường nghĩ chỉ có da dầu mới dễ bị mụn còn da khô thì không. Suy nghĩ này chưa hoàn toàn chính xác bởi vì có bị mụn hay không là do bản thân cấu trúc của da và tác động bên ngoài. Do đó hiểu biết căn bản và quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu mình thuộc loại da gì và tình trạng da cũng như nhu cầu của làn da bạn để chăm sóc cho đúng và phù hợp nhất.
Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 30%-40% chúng ta sinh ra với tuyến nhờn trên da hoạt động quá mức khiến khuôn mặt luôn bóng nhờn, nhất là giai đoạn dậy thì. Người có da nhờn thường dễ bị mụn vì chất bài tiết và bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn mụn phát triển. Tuy nhiên, cả người sở hữu làn da khô vẫn bị mụn “viếng thăm”.
Tại sao vậy? Thật ra, bạn chỉ nhìn thấy lớp da bị khô trên bề mặt mà thôi, còn lớp dưới thì tuyến bã nhờn vẫn hoạt động, bài tiết nhiều chất bã gây ứ đọng lỗ chân lông. Vì thế, bạn nên dùng kem rửa mặt giúp rửa sạch bụi bẩn, chất nhờn. Một số loại kem rửa mặt có bổ sung thành phần ngừa khuẩn mụn nhằm ngăn chặn mụn quay trở lại như Isopropyl methylphenol.
Nói về cách trị mụn, hiện nay trên thị trường có nhiều loại kem trị mụn. Tuy nhiên, trước tiên bạn phải xác định đó là loại mụn gì (mụn cám, đầu đen, đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc...) để có phương pháp và sản phẩm điều trị phù hợp. Nhiều bệnh nhân nóng lòng muốn trị dứt mụn nên sử dụng thuốc chứa kháng sinh và corticoid trong thời gian dài làm mụn trở nên trầm trọng, rất khó điều trị. Thay vào đó, nên chọn những thành phần trị mụn hiệu quả mà vẫn an toàn, không gây tổn thương cho làn da.
Một trong số đó có thể kể đến là Sulfur và Resorcin. Sulfur là một hoạt chất giúp làm mềm lớp sừng của da, tiêu lớp vảy trên đầu mụn, làm còi mụn thoát ra dễ dàng hơn và góp phần giảm sự tiết bã nhờn. Resorcin triệt tiêu mủ và diệt khuẩn gây mụn tận gốc. Ngoài ra còn một số hoạt chất trị mụn khác như Erythromycin, Clindamycin, Benzoyl peroxide, Tretinoin... Lưu ý, khi dùng kháng sinh trong thời gian dài, hoặc sử dụng thuốc uống trị mụn cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ. Thông thường kết quả điều trị mụn sẽ nhận thấy sau 4-8 tuần sử dụng.
Dựng hàng rào bảo vệ da
Để chủ động hạn chế và trị “những vị khách không mời” này, bạn hoàn toàn có thể dựng hàng rào bảo vệ làn da:
- Nên:
- Giữ sạch da mỗi ngày bằng sản phẩm có khả năng ngăn ngừa và diệt khuẩn mụn để rửa sạch chất nhờn và bụi bẩn trên da. Tốt nhất là nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho mỗi loại da khác nhau. Đối với da dầu thường dễ bị mụn, phải kết hợp sản phẩm rửa mặt, dưỡng da ngăn ngừa và trị mụn dành cho da nhờn và sản phẩm kiểm soát chất nhờn. Còn đối với da khô thì nên kết hợp sản phẩm sữa rửa mặt ngừa mụn và sản phẩm dưỡng ẩm để làn da luôn mịn màng, tươi sáng. Nên dùng những sản phẩm có công thức, tác dụng điều trị rõ ràng của những công ty có uy tín, đáng tin cậy.
- Các bước chăm sóc da ngăn ngừa và trị mụn đúng cách: Dùng sữa rửa mặt, sản phẩm giúp se khít lỗ chân lông, kiểm soát chất nhờn (dành cho da dầu), sản phẩm trị mụn, sản phẩm trị vết thâm.
- Kiên nhẫn trong điều trị mụn, phải hiểu được tình trạng da của mình, đến khám, tư vấn và kê đơn điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu uy tín trong trường hợp mụn nhiều, nặng hoặc sử dụng sản phẩm trị mụn lâu ngày không khỏi.
- Có chế độ ăn uống hợp lý nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường vitamin, bổ sung chất xơ, tránh những gia vị cay nóng như tiêu, ớt...
- Không nên:
- Dùng tay bóc gỡ mụn, nặn mụn hoặc sử dụng các loại kem thoa có pha trộn chất corticoid, các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc...
- Tình trạng căng thẳng, áp lực nhiều. Làm việc trong môi trường nóng, ẩm, ô nhiễm, đặc biệt nhiều dầu và hóa chất làm bít kín lỗ chân lông. Sử dụng một số thuốc hay mỹ phẩm có khả năng sinh mụn.
- Những thói quen trong sinh hoạt như mặc đồ chật, nón, kẹp tóc chặt, để tóc rũ che mặt, tì tay chống cằm, rờ, nặn mụn hoặc rửa mặt quá nhiều lần cũng gây tăng tiết nhờn, tăng mụn.
- Tránh thức khuya, thiếu ngủ, làm việc căng thẳng vì lo âu sẽ làm mụn nổi nhiều hơn.
Những hiểu biết về mụn trứng cá
Mụn trứng cá là tình trạng rối loạn chức năng tuyến bã nhờn do nhiều yếu tố ở những vùng nhất định trên cơ thể như mặt, lưng, cổ và vai.
Mụn trứng cá hình thành do sự sừng hóa nang tuyến bã tạo nút sừng đặc chặn không cho chất bã tiết ra. Những nút sừng này gọi là nhân mụn. Chất nội tiết Androgens bình thường có trong huyết thanh kích thích tuyến bã sản xuất chất bã nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium acne thường trú ở nang lông tăng sinh. Từ đó gây viêm và hình thành mụn mủ. Mụn có thể gặp từ tuổi dậy thì, có khi rất sớm 8, 9 tuổi, tới trên 40 tuổi. Nhiều nhất từ 12 - 25 tuổi. Sau 45 tuổi, mụn thường ít xuất hiện hơn.
- Biểu hiện:
Mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, sẩn, sẩn mụn mủ, nốt hay nang, có khi là cục cứng; sau đó trở nên thâm. Nếu tình trạng nặng sẽ để lại sẹo lồi, sẹo lõm ở mặt, cổ, thân mình, phần trên cánh tay và tăng tiết bã nhờn làm da bóng dầu.
BỘ CHĂM SÓC DA TRỊ MỤN ACNES - Acnes Foaming Wash: Dung dịch tạo bọt ngăn ngừa mụn chứa Isopropylmethylphenol kháng khuẩn gây mụn tận gốc, rửa sạch chất nhờn và bụi bẩn, nhanh và hiệu quả. - Acnes Washing Bar: Ngăn ngừa và trị mụn cho mặt và toàn thân, kiểm soát chất nhờn triệt để, diệt khuẩn mụn. |
Bình luận (0)