xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Như Lan: Những chiếc bánh trung thu vượt thời gian !

Xuân Hòa

Hơn nửa tháng nay, cửa hàng Như Lan lúc nào cũng đông như trẩy hội. Mùa trung thu mà! Dẹp tất cả gian hàng bánh mì thịt nguội, cơm trưa văn phòng... chỉ còn duy nhất bánh trung thu. Khuya lơ, khuya lắc, 1, 2 giờ sáng vẫn còn khách lái xe hơi đến chỉ để mua một hộp bánh trung thu... ăn chơi.

“Tác phẩm” mới lúc tàn canh

11 tháng 8 Âm lịch. Đêm. Bà (“Chị Dậu Sài Gòn”- chủ cơ sở Như Lan) lại gọi cho tôi. Hân hoan. Chia sẻ thành công. Chưa kịp để tôi thở, bà thông báo: Bánh trung thu Như Lan từ ngày mai chính thức đưa ra thêm loại mới: nhân đậu táo đỏ. Chưa nhìn bánh. Tôi nhìn bà. Hốc hác đến tiều tụy: Mặt hóp, mắt thâm quầng vì thiếu ngủ. Vừa nói vừa uống từng vốc thuốc. Trông thương quá đi mất! Bà làm cứ như kiếp tằm nhả tơ, để “trả nợ” cho đời, cho khách hàng. Bà nỉ non: Tết Trung thu là tết trông trăng. Nhưng thời tiết cứ như phụ lòng người. Hiếm khi thấy tết trông trăng mà trời quang mây tạnh. Thôi thì Như Lan bù cho khách bằng chất lượng chiếc bánh trông trăng tuyệt hảo.

Cắt thử hàng loạt mẫu bánh trung thu “ngoại quốc” khách hàng đến tặng, bà bảo tôi nhận xét. Khứu giác chỉ ngửi thấy toàn mùi thuốc bắc hoặc vị cam thảo quá nặng. Có những chiếc đã bị mốc. Không ăn thử nhưng cảm quan, tôi thấy không ổn. Thử sang bánh mới Như Lan: Nhân làm bằng đậu đỏ xay nhuyễn với táo đỏ, trộn thêm ít cam thảo cho dậy mùi. Bà không nói nhưng tôi biết kinh nghiệm lâu năm của người chế biến thực phẩm đã thôi thúc bà chọn đậu đỏ đưa vào nhân bánh trung thu. Đây là loại đậu mà xứ kinh kỳ thuở xưa dành riêng cho vua chúa. Không chỉ giàu dinh dưỡng, đậu đỏ còn là vị thuốc chữa trị bá bệnh: thanh nhiệt, xơ gan, béo phì, viêm thận, đau lưng, trĩ, thiếu máu, quai bị... Cắt đôi chiếc bánh, phần trứng bên trong dẻo, thơm, chắc nịch như da thịt cô gái tuổi trăng tròn chứ không bủng beo, bở rợ như phụ nữ về chiều. Đặc biệt không còn mùi tanh. Giải thích điều này, bà tiết lộ ngắn gọn: Như Lan không chỉ rửa bằng nước muối mà bằng dầu mè. Rồi nướng trong lò ở 160oC. Cắn thử một miếng. Mùi vị đặc biệt, khiến người ta cứ như bị ghiền. Chả trách dù xa cách mấy, khách hàng cũng lặn lội đến mua bằng được! Tôi định hỏi: Sao đến tàn canh mà bà còn cho chào đời bánh mới? Chợt nhớ một điều: Như Lan bán bánh trung thu quanh năm thì làm gì có khái niệm “đầu mùa”, “cuối mùa”. Dù cơn bão lạm phát có hoành hành, trung thu năm nay, Như Lan vẫn tăng sản lượng tiêu thụ hơn 50% so với năm trước. Dường như tất cả tinh hoa, bà dồn hết cho năm nay. Bà nói đầy trách nhiệm, cứ như giằng xé từng khúc ruột: Giữ gìn truyền thống “uống nước nhớ nguồn” từ cha ông nên kỷ niệm gần nửa thế kỷ ra đời thương hiệu, Như Lan muốn gởi lời tri ân chân thành đến khách hàng gần xa đã tín nhiệm, ủng hộ sản phẩm Như Lan suốt thời gian qua. Với triết lý kinh doanh “Khách hàng là sự sống còn, là nhân tố tạo nên sự thành công của Như Lan”, bà vắt hết tâm huyết, sức lực còm cõi để dâng cho đời những miếng ngon, vật lạ.

Khách hàng làm nên thương hiệu

Không phải là nhà chiến lược hay marketing nhưng bà quan niệm: Hạ giá sản phẩm không phải là biện pháp kích cầu hiệu quả. Bán rẻ chỉ làm mất đi giá trị thương hiệu của sản phẩm. Cái người tiêu dùng cần trùng với tiêu chí của Như Lan là giữ vững chất lượng. Cho đến giờ này khi nhiều thương hiệu đã xổ hàng sale đến 50%, Như Lan vẫn ... “hiên ngang” giữ đúng giá ban đầu. Cái cố gắng nhất của bà là vào thời điểm này nguyên vật liệu đã lên giá nhưng Như Lan vẫn giữ giá cũ, không hề tăng.

Lăn lộn suốt ngày trong nhà xưởng, nhưng bà vẫn xúc động trước những lá thư thông cảm, sẻ chia từ khách hàng. Có thư từ trong nước gởi đến. Cũng có thư từ nước ngoài. Lá thư bà cảm động nhất là của một Việt kiều tên Đỗ Thị Kim Thu gởi từ thủ đô Paris hoa lệ. Có đoạn: “... Bây giờ mọi thứ đều cách tân. Người ta đem đủ thứ nhân vào bánh. Chỉ có Như Lan trung thành với hương vị truyền thống. Đó là thứ mà người Việt xa xứ rất cần, rất thích. Nhâm nhi bánh trung thu Như Lan, tôi như hồi tưởng thuở tung tăng chân sáo trên con đường quê - nơi mà khi đi xa kẻ ly hương thật sự đau đáu nỗi nhớ mong, hoài niệm. Quên sao được hình ảnh cả đám trẻ quê chân đất tụm năm tụm ba “sáng tác” chiếc đèn lồng bằng giấy của mình. Cơ man là giấy kiếng, giấy bồi, giấy tập... để biến thành đèn xếp. Giản đơn. Hồn nhiên như tuổi thơ vô tư lự. Nhớ làm sao lời hát thân quen như lời ầu ơ của mẹ, dù mỗi năm chỉ vang lên một lần: Tết Trung thu đốt đèn đi chơi. Em đốt đèn đi khắp phố phường... Tùng dinh dinh, cắc tùng dính dính. Em múa ca trong ánh trăng rằm... Mặc cho có đứa “cà nanh” sửa lưng bắt bí: Phải “rước đèn” chứ không “đốt”. Cãi nhau chán rồi thì “rước” hay “đốt” vẫn đem đến cho tuổi thơ một hội trăng rằm không thể nào quên. Chỉ một chữ trăng đủ đong đầy bao giấc mơ trẻ thơ, những viên mãn của người lớn trong mùa thu hoạch...”.

Ăn bánh Như Lan. Chợt nhớ ca khúc Một mình của Lam Phương. Ngỡ như “Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình. Ngoài hiên nắng loé, đàn chim giật mình. Biết lời tỏ tình, đã có người nghe.... Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành. Đời mong manh quá kể chi chuyện mình. Nắng buồn cuộc tình bỗng tắt bình minh. Sáng trưa khuya tối, nhìn quanh một mình... Chỉ vì đời mình chưa có bình minh”. Lời nào cho bà... “Tình riêng trăm mối, một kiếp đa đoan...” ?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo