xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thừa đường nhưng vẫn nhập đường

NGUYỄN HẢI

Lượng đường tồn kho lên đến 749.000 tấn nhưng có 26 doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương cấp quota nhập khẩu 388.855 tấn đường

Thông tin tại hội thảo “Sản xuất - tiêu thụ đường niên vụ 2012- 2013” do Hiệp hội Mía đường Việt Nam tổ chức cuối tuần qua ở TPHCM cho thấy niên vụ mía đường 2012-2013 cả nước sẽ sản xuất gần 1,6 triệu tấn đường trong khi mức tiêu thụ khoảng 1,4 triệu tấn. Như vậy, đường thừa đến 200.000 tấn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đòi nhập khẩu đường.

Giá đường nhập rẻ hơn

Từ tháng 4-2012, đã có 26 doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương cấp quota nhập khẩu 388.855 tấn đường, trong khi đó lượng đường tồn kho của các nhà máy đường lúc này  479.100 tấn và hiện lượng tồn kho đã tăng lên đến 749.000 tấn.

Ông Trịnh Minh Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết năm nào cũng cấp quota hàng trăm ngàn tấn đường, chưa kể đường nhập lậu cũng từ 300.000 - 400.000 tấn. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các nhà máy đường trong nước, đồng thời làm cho nông dân không yên tâm đầu tư trồng mía vì giá cả bấp bênh. Năm 2010, hạn ngạch quota nhập đường lên đến 300.000 tấn nhưng thực  nhập 251.900 tấn. Năm 2011, Bộ Công Thương cấp hạn ngạch 250.000 tấn nhưng chỉ nhập 206.948 tấn, trong đó có 166.984 tấn đường RE, còn lại là đường thô.

img
Đường tiêu dùng sản xuất trong nước dư thừa nhưng Bộ Công Thương vẫn cho nhập khẩu. Ảnh: TẤN THẠNH
Lý do chính dẫn đến việc nhập khẩu nhiều đường (dù trong nước đang thừa rất lớn) là vì đường nhập giá rẻ hơn. Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Biên Hòa kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, dẫn chứng đường nhập khẩu chính thức từ Thái Lan giá chỉ có 600 USD/tấn.
 
Nếu tính cả phí vận chuyển và thuế, giá thành đường nhập về kho tính ra tiền Việt chỉ 14.200 đồng/kg. Trong khi đó, giá đường bán buôn tại các nhà máy trong nước hiện nay loại giá thấp là 15.200 đồng/kg, loại giá cao là 18.500 đồng/kg. Ngoài ra, chất lượng đường trong nước kém hơn nước ngoài, giá trong vụ và ngoài vụ chênh lệch quá lớn, phương thức thanh toán không có lợi cho nhà tiêu thụ đường, nguồn cung lại khó đáp ứng khi họ cần.

Cần có tiếng nói chung

Tại hội thảo, lãnh đạo nhiều nhà máy đường khẳng định họ sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng đường, miễn sao doanh nghiệp tiêu thụ đặt hàng cho họ với số lượng ổn định. Ông Đỗ Thành Liêm, Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Khánh Hòa, cho biết nhà máy của ông khá hiện đại, sản xuất được đường tiêu chuẩn cao của Mỹ và châu Âu, chỉ cần doanh nghiệp chế biến thực phẩm đặt hàng, gửi tiêu chuẩn đến, nhà máy sẽ đáp ứng ngay.
 
Còn ông Lê Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Lam Sơn, cho biết công ty ông và nhiều công ty khác đã đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất đường tiêu chuẩn chất lượng cao, vì vậy đã cung cấp hàng cho nhiều doanh nghiệp chế biến nổi tiếng, như  Coca - Cola, Pepsi, Vinamilk... Như vậy, để tiêu thụ được đường trong nước, theo ông Trương Phú Chiến, Tổng Giám đốc Công ty CP Bibica, thị trường cần có tiếng nói chung, trong đó các nhà máy sản xuất đường cần cung ứng hàng với giá ổn định.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo