xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trả lãi suất cho thị trường

VŨ PHONG

Việc thả nổi lãi suất đầu ra, áp trần đầu vào đang làm méo mó thị trường và không giúp lãi suất cho vay được điều chỉnh theo đúng quy luật cung cầu

Thị trường đang phát đi những tín hiệu tích cực, cho thấy các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể tự điều chỉnh lãi suất mà không cần sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Đây  là cơ hội để trả lãi suất về cho thị trường.

Huy động vốn dưới trần lãi suất

Trong tháng 5, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ một loạt mức lãi suất điều hành, gồm: lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu xuống còn 5%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ còn 8%/năm. Riêng trần lãi suất huy động tiếp tục được giữ 7,5%/năm.
 
Trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, nhiều NHTM lớn như: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank đã tiên phong hạ lãi suất đầu vào xuống dưới mức trần 7,5%/năm. Đến nay, mức lãi suất huy động thấp nhất kỳ hạn 1 tháng được ghi nhận chỉ còn 5%/năm tại Agribank. Với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, các NHTM được tự thỏa thuận lãi suất nhưng cũng chỉ xoay quanh 8%/năm. Làn sóng hạ lãi suất huy động cũng lan sang các NHTM cổ phần nhưng họ vẫn áp lãi suất kịch trần để thu hút khách hàng.
img
Cần trả lãi suất cho thị trường quyết định. Ảnh: HỒNG THÚY

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, việc các NHTM hạ mạnh lãi suất đang tạo tiền đề cho Ngân hàng Nhà nước sớm có thể dỡ bỏ trần lãi suất. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay xuống khoảng 10%/năm nhằm khuyến khích doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất. Cần nghiên cứu thời điểm thích hợp để xóa bỏ quy định trần lãi suất huy động nhằm giúp thị trường tăng khả năng tự điều tiết.

Lãi suất phải theo quy luật cung cầu

Theo chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu, thời gian qua,   lạm phát tăng cao đã đẩy lãi suất huy động lên cao, ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô, lãi suất cho vay, gây khó khăn cho doanh nghiệp cho nên việc áp trần lãi suất là cần thiết.
 
Nhưng nay, lạm phát 5 tháng đầu năm tiếp tục được kiểm soát ở mức hợp lý đang là điều kiện thuận lợi cho việc bỏ trần lãi suất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng khi bỏ trần lãi suất, một số ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản sẽ phải đẩy lãi suất huy động lên cao, tạo nguy cơ về một cuộc đua lãi suất mới khiến lãi suất cho vay khó giảm sâu.

Theo phân tích của TS Nguyễn Trí Hiếu, lãi suất là giá của việc sử dụng đồng tiền - cả tiền vay và tiền gửi, vì vậy, theo nguyên tắc, phải được định theo cung cầu thị trường thay vì mệnh lệnh hành chính. Hiện nay, việc thả nổi lãi suất đầu ra, áp trần đầu vào đang làm méo mó thị trường và không giúp lãi suất cho vay được điều chỉnh theo đúng quy luật cung cầu. Vì có trần lãi suất nên khách hàng luôn có tư tưởng phải thương lượng với ngân hàng để được lãi suất cao hơn.

Vấn đề là sau khi thả nổi, lãi suất sẽ diễn biến thế nào? “Rất khó đoán phản ứng từ thị trường. Có khả năng lãi suất sẽ tăng, nhất là ở một số ngân hàng yếu kém, thanh khoản căng thẳng, cần chào mời lãi suất cao để huy động vốn. Đẩy lãi suất lên cao đồng nghĩa với việc khó cho vay, nhất là khi tín dụng trì trệ, cầu vốn thấp như hiện nay. Do đó, ngân hàng nào huy động lãi suất cao sẽ khó cạnh tranh; nếu không duy trì được lâu sẽ buộc phải hạ lãi suất trở lại” - TS Hiếu giải thích. Khi đó, nhiều khả năng mặt bằng lãi suất còn thấp hơn mức hiện tại nếu lạm phát được kiểm soát ở mức 6%-7% trong năm nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo