xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trà thảo mộc giúp thanh lọc cơ thể

Minh Lê

Trà thảo mộc từ thuốc thang cổ truyền, đến nay phát triển thành dạng hòa tan, dạng túi lọc, trà thành phẩm, dạng nước uống đóng chai... nhằm đưa thuốc vào cơ thể đồng thời thích hợp nhu cầu giải khát của thời đại công nghiệp hóa. Y học hiện đại và nghiên cứu dược lý cho thấy những dược liệu sử dụng trong trà thảo mộc phần nhiều có tác dụng kháng khuẩn; tiêu viêm, giải nhiệt, chống virus, điều tiết chức năng miễn dịch của cơ thể... Lương y Nguyễn Công Đức - Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược TP.HCM - đã trao đổi xung quanh vấn đề này:

Ngày xưa, trà thảo mộc hiểu đúng nghĩa là những thuốc thang được tạo thành từ những dược liệu mang tính hàn lương (mát lạnh), có những tác dụng thanh nhiệt giải độc, tư âm giáng hỏa... dùng để điều trị các chứng thực nhiệt (cấp tính, sốt...) và hư nhiệt (mạn tính, nóng...). Bà con thường quen gọi là “nước sâm”. Trà thảo mộc với sức thuốc nhẹ như “nước mát” hạ khô thảo, lá dâu, cúc hoa... Trà thảo mộc có sức thuốc mạnh thì có “nước đắng” (gồm 24 vị thuốc). Trà thảo mộc với vật liệu nhiều hay ít, sức thuốc nhẹ hay mạnh đều mang tính mát, thích hợp cho người hay bị “nóng trong người”. Người suy nhược cơ thể, mang thể chất hàn, cần dùng thận trọng hoặc không dùng.

img

Về điều kiện khí hậu, nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu ôn ấm ẩm thấp, thường phát bệnh thấp nhiệt. Về thói quen ăn uống, dân ta thích ăn đồ cay, nóng, béo, ngọt, hải đặc sản... Về phương pháp nấu nướng thường là chiên, xào, ram, nướng, quay... có cả các gia vị cay nóng như gừng, tỏi, ớt, tiêu, hồi hương... Từ đó, ta thường mắc các bệnh nóng, táo, thấp nhiệt. Cho nên, uống “nước sâm” hay trà thảo mộc là thói quen phổ biến trong dân gian. Chẳng hạn khi bị cảm nóng thì dùng nồi xông, nồi cháo giải cảm; khi “nóng trong người” uống nước cà rốt kết hợp với mía lau, rễ cỏ tranh; đau cổ họng uống nước bí đao nấu đường phèn; ho thì uống trà La hán quả; phát sốt dùng xác ve sầu nấu bí đao; gan nóng uống nước kê cốt thảo, bù ngót; tiểu nhiều, tiểu buốt nấu lá mã đề, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hột), rau má...


Hễ “nóng” thì uống nước mát. Đó là thói quen của bà con ta xưa nay. Nói thế, cái nóng từ đâu ra? Y học cổ truyền cho rằng: “Nóng từ bên ngoài, hỏa sinh từ bên trong” - nhiệt xâm nhập cơ thể khi làm việc, sinh hoạt trong môi trường nóng. Bên cạnh việc ăn uống quá nhiều đồ cay nóng hay đồ bổ... làm cho các tạng phủ trong cơ thể mất đi cân bằng, tiêu hao âm dịch (thể dịch), nước không ức chế được hỏa, hỏa khí bốc lên.


Về lý thuyết, uống trà thảo mộc ở giữa khoảng cách hai bữa ăn là thích hợp, tức uống vào 10 giờ và 15 giờ (nghĩa là ăn sau khi trà thảo mộc đã ngấm sạch, hoặc uống trà thảo mộc sau khi thức ăn đã tiêu hóa hấp thu sạch). Ngoài trà thảo mộc dùng thông tiểu, tẩy giun ra, thường trà thảo mộc nên uống sau bữa ăn 1 giờ. Vì uống trước bữa ăn bụng đói, trà thảo mộc mang tính hàn (lạnh), đối với niêm mạc dạ dày có sự kích thích ít hay nhiều. Hơn nữa uống sau bữa ăn lại có thể giảm tính kích thích đối với đường ruột, cũng có thể mượn “hơi cơm” để dẫn thuốc đi lên trên, đặc biệt thích hợp cho các bệnh thuộc phần trên cơ thể, chẳng hạn như bệnh cảm, ho, đau đầu, mất ngủ...


Sở dĩ người ta uống trà thảo mộc là mượn tính mát của thảo dược để tẩy trừ cái nóng trong cơ thể, nói thế tức thảo dược có tính hàn nhiệt, mới chỉnh đốn được những thiên lệch nóng - lạnh của cơ thể. Thức ăn cũng mang tính nóng và mát, do vậy, trong thời gian uống trà thảo mộc nên lưu ý chế độ ăn uống phù hợp, làm cho thảo dược và thức ăn tương thích nhau, giúp ích cho việc hồi phục sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian ta mỗi khi thấy cơ thể nóng thì uống nước rau má; tiểu gắt, tiểu buốt thì uống nước rễ tranh, râu bắp (râu ngô)... Nước mát giải nhiệt bằng trà thảo mộc đã đi vào đời sống của nhân dân ta vì ra chợ thì có thể mua được một bó rễ tranh, mã đề, mía lau...

Ngày nay, với tiến bộ của nền công nghiệp phát triển, trên thị trường đã có trà thảo mộc Dr. Thanh được bào chế từ 9 loại thảo mộc cung đình đóng chai và mới đây đã có loại trà thảo mộc Dr. Thanh “Không Đường” cũng sẽ giúp người tiêu dùng thuận lợi để giải nhiệt trong người một cách an toàn nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo