xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hôm nay, TP HCM chính thức sắp xếp 80 phường tại 10 quận

PHAN ANH THỰC HIỆN

(NLĐO)- Nguyên tắc khi TP HCM tiến hành sắp xếp 80 phường là tránh gây xáo trộn đời sống; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thay đổi giấy tờ khi có nhu cầu

Nghị quyết 1278/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP HCM giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Với nghị quyết này, từ hôm nay, TP HCM sẽ sắp xếp lại 80 phường tại 10 quận (3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp và Phú Nhuận) để hình thành 41 phường mới, sau sắp xếp giảm 39 phường so với hiện tại.

Sau sắp xếp, TP HCM có 22 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố; 273 đơn vị hành chính cấp xã gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn.

Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM Nguyễn Thị Hồng Thắm về lộ trình sắp xếp 80 phường từ ngày 1-12-2024.

Hôm nay, TP HCM chính thức sắp xếp 80 phường tại 10 quận- Ảnh 1.

Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM Nguyễn Thị Hồng Thắm về lộ trình sắp xếp 80 phường từ ngày 1-12-2024; Ảnh: NGUYỄN PHAN

Hai giai đoạn sắp xếp

Phóng viên: Thưa bà, với thời gian còn lại không nhiều trước ngày 1-1-2025, việc sắp xếp 80 phường có đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra không? Thành phố đã có những giải pháp gì để đảm bảo công tác này được hoàn thành một cách hiệu quả và kịp thời?

Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM Nguyễn Thị Hồng Thắm: Việc sắp xếp 80 phường trên địa bàn TP HCM sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 1-12, các địa phương tiến hành sắp xếp, thành lập, sáp nhập tổ chức bộ máy các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; chỉ định Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư các phường; bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường mới. Đến cuối năm 2024, quá trình này sẽ hoàn tất và bộ máy mới đi vào hoạt động. 

Việc thay đổi con dấu, bảng tên, bảng hiệu các cơ quan, đơn vị theo tên mới; sắp xếp cơ sở vật chất, tài sản, tài chính… cũng được thực hiện trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2 từ ngày 1-1-2025, sẽ tập trung vào việc hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức sau sắp xếp, chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Thành phố đang nỗ lực hết sức để hoàn thành việc sắp xếp 80 phường đúng tiến độ. Tuy nhiên, việc thực hiện đồng bộ nhiều công việc như điều chỉnh ranh giới, cập nhật dữ liệu, bố trí lại cơ sở vật chất... trong thời gian ngắn là một thách thức.

Do đó, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền đã được thành phố tập trung, đẩy mạnh để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính. 

Thành phố cũng đã tổ chức hội nghị quán triệt kế hoạch sắp xếp đến các địa phương, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể cách làm; có bộ phận thường trực để giải đáp mọi thắc mắc và sẵn sàng hỗ trợ địa phương trong quá trình sắp xếp. Đồng thời tập trung nguồn lực, tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương, đồng thời áp dụng các giải pháp công nghệ để đẩy nhanh tiến độ.

Hôm nay, TP HCM chính thức sắp xếp 80 phường tại 10 quận- Ảnh 2.

Trong thời gian tiến hành sắp xếp, dịch vụ công tại các phường ảnh hưởng sẽ luôn được đảm bảo, phục vụ tốt nhu cầu của người dân; Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Việc sắp xếp 80 phường sẽ tác động như thế nào đến đời sống sinh hoạt của người dân tại các quận liên quan?

Việc sắp xếp có thể gây ra một số bất tiện nhất định cho người dân trong thời gian đầu, như việc thay đổi địa chỉ, thủ tục hành chính...

Tuy nhiên, về lâu dài, việc sắp xếp sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực, phát huy nguồn lực về đất đai, dân số, mở rộng không gian; tiềm năng phát triển của địa phương; đồng thời tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức; tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc. 

Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

Thành phố đã tổ chức thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của việc sắp xếp và hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục liên quan.

Khi tiến hành sắp xếp, nguyên tắc của thành phố là tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức và nhân dân. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thay đổi giấy tờ khi có nhu cầu và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện chuyển đổi giấy tờ cho người dân do thay đổi địa giới đơn vị hành chính.

Thành phố đã có những đánh giá và chuẩn bị gì để đảm bảo chất lượng dịch vụ công không bị ảnh hưởng, khi giảm 39 phường?

Việc giảm số lượng phường sẽ giúp tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng dịch vụ công không bị ảnh hưởng.

Thành phố đã xây dựng kế hoạch bố trí lại cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách; sắp xếp hợp lý cơ sở vật chất và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giải quyết thủ tục hành chính để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Trong thời gian tiến hành sắp xếp, dịch vụ công tại các phường ảnh hưởng sẽ luôn được đảm bảo, phục vụ tốt nhu cầu của người dân.

Nhân sự dôi dư được xử lý theo lộ trình

Một trong những nhiệm vụ khó và đặc biệt quan trọng đối với thành phố thời điểm này là sắp xếp, bố trí số lượng cán bộ dôi dư khi nhiều phường phải sáp nhập?

Bộ máy nhân sự tại 80 phường là 3.137 người. Sau khi sắp xếp giảm 39 phường thì còn 2.115 người. Như vậy, số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách tại cơ sở bị dôi dư sau sắp xếp là 1.022 người. 

TP HCM chưa xảy ra tình trạng cán bộ rời bỏ khu vực công sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Cán bộ đa số đều đạt chuẩn, có trình độ chuyên môn cao nên có thể điều chuyển từ vị trí này qua vị trí khác khi dôi dư. Các trường hợp được sắp xếp nghỉ hưu trước tuổi, tinh giản biên chế là người có sức khỏe yếu hoặc đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã dẫn đến tình trạng dôi dư nhân sự là điều dễ hiểu. Việc xử lý số lượng lớn nhân sự này được thành phố cân nhắc kỹ lưỡng và lên lộ trình rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của người lao động và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính.

Thành phố sẽ xử lý số lượng nhân sự dôi dư theo lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2029. Thành phố phân chia rõ những vị trí cần sắp xếp trước ngày 1-1-2025, những vị trí được sắp xếp trong năm 2025 và những vị trí sẽ sắp xếp từ nay đến năm 2029.

Hôm nay, TP HCM chính thức sắp xếp 80 phường tại 10 quận- Ảnh 3.

Thành phố sẽ xử lý số lượng nhân sự dôi dư theo lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2029; Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Số lượng cán bộ dôi dư sau sáp nhập phường sẽ gồm: bí thư, chủ tịch UBND phường, chủ tịch hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, bí thư Đoàn Thanh niên... Các vị trí cần thực hiện sắp xếp trước ngày 1-1-2025 là bí thư và chủ tịch phường. Hay như các chức danh cấp trưởng phải sắp xếp trước ngày 1-1-2025.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại TP HCM có thể gặp khó khăn ban đầu là bộ máy của đơn vị hành chính mới sẽ dôi dư từ 1 đến 2 bí thư, chủ tịch. Thành phố cần thực hiện bố trí trước ngày 1-1-2025. 

Đối với các vị trí khác, Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thành phố lộ trình 5 năm để sắp xếp, tinh giản dần. 

Theo đó, chậm nhất 5 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp phải bảo đảm đúng theo quy định. 

Trường hợp đặc biệt, địa phương cần báo cáo Bộ Nội vụ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Số lượng nhân sự dôi dư sẽ được sắp xếp theo phương án nhân sự của từng quận. Số nhân sự này có thể được điều động đến vị trí khác, về các phòng, ban của quận còn thiếu nhân sự hoặc tiếp nhận để làm công chức; cũng có thể điều chuyển về các sở, ngành của thành phố.

Trình chính sách hỗ trợ thêm cho nhân sự dôi dư sau sắp xếp

Về chế độ, chính sách cho nhân sự dôi dư sau sắp xếp, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Hồng Thắm cho biết thành phố sẽ áp dụng các chính sách hỗ trợ của Trung ương và của riêng thành phố.

Sắp tới, Sở Nội vụ sẽ tham mưu UBND TP HCM trình HĐND TP HCM nghị quyết về chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Dự kiến, nội dung này sẽ được trình HĐND TP HCM thông qua vào kỳ họp tháng 12.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo