xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Smartphone Việt vất vả tồn tại

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Các hãng smartphone Việt đang chật vật cạnh tranh với hàng loạt điện thoại nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam

Vài năm trước, Việt Nam có đến hàng chục thương hiệu smartphone tầm trung và giá rẻ. Tuy nhiên, từ năm 2015, khi làn sóng smartphone Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam thì các thương hiệu smartphone Việt bắt đầu đuối sức. Nhiều thương hiệu lặng lẽ biến mất, số ít khác thì cố gắng cầm cự, cạnh tranh yếu ớt với các hãng nước ngoài. Theo thống kê gần đây của IDC và GfK, người dùng Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển dần sang smartphone tầm trung, với mức giá từ 5 triệu đồng trở lên. IDC cho rằng sẽ có cạnh tranh khốc liệt ở phân khúc này trong thời gian tới và đây sẽ là “phép thử” cho các thương hiệu Việt tồn tại.

Thua vì cấu hình, thiết kế

HKPhone, một thương hiệu Việt từng thu hút người dùng ở phân khúc smartphone Android giá rẻ, tầm trung trong các năm 2014, nửa đầu năm 2015 nhưng đến quý III/2015 đã lặng lẽ rút khỏi thị trường. Q-Mobile, một thương hiệu lớn từ những năm 2013, 2014 với các smartphone giá rẻ, cũng rời khỏi cuộc chơi vào cuối năm 2015. Nổi bật nhất là Bphone của Bkav, ra mắt vào giữa năm 2015, từng được kỳ vọng lớn nhưng đến nay sản phẩm này gần như mất dạng. Ngoài ra, các công ty công nghệ lớn như Viettel, FPT, VNPT cũng tung ra các sản phẩm smartphone giá rẻ nhưng chỉ được bày bán rải rác ở những cửa hàng, trung tâm chăm sóc khách hàng của các hãng này.


Người dùng vẫn chưa quan tâm nhiều đến các smartphone thương hiệu Việt

Người dùng vẫn chưa quan tâm nhiều đến các smartphone thương hiệu Việt

Theo thống kê của hãng GfK Việt Nam, thị trường smartphone Việt chỉ còn 2 tên tuổi Mobiistar và Masscom là còn “trụ” được. Doanh số bán ra của Mobiistar hiện đứng hàng thứ 4 chiếm khoảng 9% thị phần, còn Masscom ở vị trí thứ 5 với khoảng 5% thị phần. Bên cạnh Masscom, Mobiistar thì Mobell, một thương hiệu Việt quen thuộc với người dùng điện thoại phổ thông, cũng đang cố tồn tại với các sản phẩm smartphone giá rẻ. Hiện các mẫu smartphone giá từ 1,5-3 triệu đồng của hãng này đang bán khá tốt cho học sinh, sinh viên, người dùng bình dân tại TP HCM.

Ông Trần Thế Vinh - chủ một cửa hàng bán điện thoại di động (ĐTDĐ) ở quận 5, TP HCM - cho biết: “Trước đây, chúng tôi cũng có bán smartphone của Việt Nam nhưng khá chậm, ít được khách hàng hỏi mua do thiết kế không hấp dẫn, cấu hình kém, giá cả không cạnh tranh với sản phẩm tương đương của các hãng nước ngoài. Bên cạnh đó, các hãng của Việt Nam ít chú trọng việc quảng bá sản phẩm và khâu bảo hành vẫn rối rắm, chưa hỗ trợ tốt cho người dùng”.

Ở phân khúc cao cấp, trung cấp, Samsung, Apple gần như chiếm lĩnh thị trường smartphone Việt Nam nhiều năm qua. Theo hãng GfK, từ năm 2014 đến tháng 5-2016, smartphone có giá dưới 6 triệu chiếm tới 4/5 thị phần tại thị trường Việt Nam. Từ đầu năm 2016, sau khi chiếm phần lớn thị phần ở phân khúc giá rẻ, nhiều smartphone Trung Quốc như Lenovo, CoolPad, Meizu hay Vivo bắt đầu lấn sang phân khúc trung cấp có giá từ 5 triệu đồng trở lên. Còn phân khúc từ 5-10 triệu đồng là sự tham gia của Asus, Huawei, Oppo, hay mới đây là thương hiệu Việt Mobiistar. Với chiến lược giá rẻ để cạnh tranh, các mẫu này thường có giá thấp hơn 40% so với các mẫu có thương hiệu châu Âu, Mỹ có cùng cấu hình.

Tự thân vận động

Theo ông Ngô Nguyên Kha, Giám đốc điều hành Mobiistar, ĐTDĐ là thị trường luôn ẩn chứa những rủi ro, dễ thấy nhất là khả năng bị nuốt chửng bởi những đối thủ giàu kinh nghiệm lẫn tài chính. Có nhiều lúc Mobiistar phải “thoát hiểm” trong gang tấc. Để cạnh tranh với những “ông lớn” và các hãng điện thoại Trung Quốc tấn công vào thị trường Việt Nam, từ năm 2012, Mobiistar đã đưa ra thị trường các sản phẩm ở nhiều mức giá để thu hút người dùng. “Chúng tôi cũng đẩy mạnh đầu tư vào Fanpage trên Facebook để làm kênh tương tác, chăm sóc, bảo hành cho khách hàng. Bên cạnh đó, Mobiistar cũng luôn đồng hành cùng với hoạt động âm nhạc của các nghệ sĩ, ca sĩ nhằm quảng bá sản phẩm” - ông Kha nói.

Một chuyên gia về viễn thông tại TP HCM cho biết: “Để có thể “trụ” và phát triển, các hãng smartphone Việt phải tự thân vận động. Cần chú trọng khâu tiếp thị sản phẩm, tập trung cải thiện cấu hình, nâng cao chất lượng thiết kế phù hợp với xu hướng, thị hiếu của người dùng. Hiện nay, nhiều hãng nhỏ của Trung Quốc đang làm tốt những điều này. Ngoài ra, các hãng cần chú trọng khâu hậu mãi, bảo hành tốt hơn như mở rộng, nâng số lượng các trung tâm bảo hành, sửa chữa, thay thế nhanh cho khách hàng…”.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, đại diện Thế Giới Di Động, cho biết: “Sản phẩm của một hãng điện thoại tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc hoàn toàn vào người dùng. Người dùng chỉ lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và bảo đảm chất lượng”. Theo bà Phan Thanh Uyên, đại diện FPT Shop: “Đa số nhà bán lẻ đều ủng hộ các hãng thương hiệu Việt nếu các hãng làm việc nghiêm túc. Nếu họ làm ra sản phẩm tốt, chất lượng, đẹp, thu hút người dùng thì họ có thể yên tâm tồn tại và phát triển”.

Thị trường smartphone toàn cầu và Việt Nam đều tăng

Theo dự báo của hãng GfK, nhóm hàng ĐTDĐ sẽ vẫn có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao trong 2 năm tới và sẽ chiếm doanh thu khoảng 80% toàn thị trường sản phẩm công nghệ thông tin. Năm 2015, số lượng ĐTDĐ đã bán ra tại Việt Nam là 14,1 triệu chiếc, dự báo sẽ tăng lên 19,4 triệu chiếc trong năm 2016 và tiếp tục tốc độ tăng trưởng cao trong 3 năm tới. Cũng theo dự báo của GfK, trong năm 2016, doanh số bán hàng smartphone toàn cầu có thể đạt 1,4 tỉ thiết bị với tốc độ tăng trưởng 7%/năm. Trong khi đó, doanh thu được dự báo đạt 401,3 tỉ USD, tăng 0,5% so với năm 2015.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo