xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

IoT Việt Nam toàn cầu

Phạm Hồng Phước

Việt Nam có thể tham gia cuộc chơi IoT toàn cầu với cả hai vai trò sử dụng và sản xuất thiết bị, giải pháp IoT.

Thay đổi lối sống

Từ ngày được con trai tặng chiếc đồng hồ thông minh, ông Lê Văn Tùng (ngụ quận 6, TP HCM) đều đặn ghi các thông số về nhịp tim, nồng độ ôxy trong máu vào sổ để trình bác sĩ mỗi kỳ tái khám. Cách nửa vòng trái đất, tại bang California - Mỹ, thiết bị đeo thông minh cũng giúp bà Betty Nguyễn có kết nối trực tuyến với bác sĩ gia đình để theo dõi tình trạng sức khỏe mọi lúc, mọi nơi. Internet vạn vật (IoT) đã làm thay đổi lối sống của con người.

Là một trong 3 yếu tố cốt lõi của chuyển đổi số, IoT giúp giảm chi phí vận hành, cải thiện trải nghiệm của người dùng, cải thiện năng suất và hiệu quả, cải thiện quá trình ra quyết định. IoT được ứng dụng phổ biến cho nhà thông minh, tự động tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; quản lý và bảo trì các căn hộ thông qua những thiết bị giám sát thông minh, tìm kiếm các vật dụng thất lạc trong nhà; hỗ trợ người dùng điều khiển từ xa các công việc hằng ngày như: hút bụi, pha cà phê, nấu ăn, giặt quần áo, máy điều hòa không khí và điều khiển các thiết bị điện gia dụng khác…

IoT Việt Nam toàn cầu- Ảnh 1.

Gian trưng bày của VNPT tại Vietnam - Asia Smart City Summit 2023 Ảnh: VNPT

Trong nông nghiệp, IoT giúp giám sát điều kiện môi trường; theo dõi sức khỏe gia súc và tình trạng cây trồng; quản lý chăn nuôi và trồng trọt; tự động hóa quy trình sản xuất nông nghiệp; giám sát động vật hoang dã, đặc biệt là với các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Năm 2022, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang lựa chọn gia đình ông Hoàng Đình Quê ở xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng triển khai mô hình ứng dụng IoT trong chăn nuôi heo. Trang trại được hỗ trợ gần 500 triệu đồng để thiết kế các hệ thống cảm biến, cho ăn tự động, ứng dụng phần mềm tự động theo dõi và thông báo các giai đoạn sinh trưởng cũng như phát triển của vật nuôi. Toàn bộ quy trình chăn nuôi được tự động hóa qua phần mềm trên máy tính và thiết bị di động.

Mô hình IoT này giúp giảm ngày công và giảm dịch bệnh. Hiện mỗi chuồng chỉ cần một người quản lý và mỗi buổi chỉ mất từ 2 đến 2 giờ 30 phút. Hội đang hỗ trợ 3 mô hình trồng trọt trong nhà lưới ứng dụng công nghệ IoT ở các huyện Lục Nam, Hiệp Hòa và Yên Dũng. Những mô hình này được trang bị các cảm biến, kết nối internet, ứng dụng các chương trình và phần mềm quản lý thông minh từ sản xuất tới thu hoạch, quảng bá trên thị trường, truy xuất nguồn gốc nông sản…

Trong một bài phát biểu gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh IoT chính là cách để chuyển thế giới vật lý thành thế giới ảo và làm cho xã hội sáng tạo hơn. Việt Nam đã xác định công thức của chuyển đổi số là dữ liệu + điện toán đám mây + trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện IoT đã phát triển lên một cấp độ mới phù hợp với thời đại AI là AIoT với các thiết bị IoT được tích hợp công nghệ AI.

Trang Reply Storm cho rằng IoT sẽ tăng tính phổ biến của internet bằng cách tích hợp mọi đối tượng để tương tác thông qua các hệ thống nhúng. Điều này dẫn đến một mạng lưới các thiết bị được phân bổ cao, giao tiếp với con người cũng như các thiết bị khác. IoT có trong các cảm biến giúp mọi người sống trong thành phố thông minh và nhà thông minh.

Phát triển nhiều dự án

Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam, từ các "ông lớn" công nghệ cho đến các start-up, đang có nhiều dự án về IoT như cung cấp các giải pháp, dịch vụ IoT, cũng như nghiên cứu sản xuất thiết bị IoT. Việt Nam cũng có nhiều năng lực phát triển ứng dụng AI, tạo điều kiện để tích hợp vào IoT "Made in Vietnam".

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã cung cấp ra thị trường và đang nghiên cứu, phát triển đa dạng sản phẩm IoT, cả phần cứng lẫn giải pháp ứng dụng, phù hợp với các nhu cầu của khách hàng như: căn hộ thông minh (Home Camera), đồng hồ thông minh (MyKID), ô tô thông minh (Vcar), quản lý tài sản (Smart Motor, IoT V-Tracking), sức khỏe cá nhân (VHealth), văn phòng thông minh (Camera AI), định vị thông minh (vTag)… Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đã xây dựng nền tảng VNPT IoT Platform và là nhà cung cấp dịch vụ IoT B2B với nền tảng IoT đạt chuẩn quốc tế oneM2M duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Với định hướng một nền tảng - đa kết nối, VNPT IoT Platform được phát triển để kết nối mọi ứng dụng IoT và thiết bị IoT thông qua hệ thống lõi phần mềm dùng chung CSF tuân theo chuẩn quốc tế oneM2M.

Công ty FPT Software đang giới thiệu với thị trường toàn cầu những giải pháp, ứng dụng và dịch vụ IoT của mình. Công ty này đã được Forrester Wave, nền tảng nghiên cứu và hướng dẫn tiêu dùng công nghệ toàn cầu, xếp vàp tốp 8 nhà cung cấp IoT tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2022. Trường Đại học FPT cũng đã mở chuyên ngành IoT, tiếp cận từ căn bản về tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin. Tập đoàn FPT đã tạo cú đột phá "Make in Vietnam" với việc phát triển dòng chip bán dẫn đầu tiên do người Việt nghiên cứu và thiết kế. Dòng chip này được chuyển tới nhà máy tại Hàn Quốc để gia công sản xuất và đóng gói. Dòng chip do FPT phát triển và thiết kế có thể ứng dụng vào dịch vụ và các sản phẩm IoT như trong lĩnh vực y tế. Cuối năm 2023, FPT Semiconductor xác nhận đã nhận được đơn đặt hàng 70 triệu chip trong 2 năm 2024 và 2025 cho các khách hàng Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản trong lĩnh vực thiết bị y tế và nhiều ứng dụng điện tử. Với kết quả này, Việt Nam hoàn toàn có thể thiết kế dòng chip nguồn có giá cạnh tranh so với cả những hãng lớn trên thế giới.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với chiến lược mỗi hộ gia đình Việt Nam một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một smartphone và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT, Việt Nam sẽ là một trong số ít nước bảo đảm tốt cho hạ tầng kết nối IoT. Việt Nam đã từng bỏ lỡ không ít cơ hội để tham gia những cuộc chơi, thậm chí những xu hướng, công nghệ toàn cầu. Việt Nam hiện phát triển IoT chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng cá nhân, cụ thể là theo dõi sức khỏe. Trong khi đó, công nghệ IoT chỉ thật sự phát huy tác dụng và đem lại lợi ích cho xã hội số khi các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng IoT trong các hoạt động, dịch vụ của mình.

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của 5G là phục vụ IoT. 5G là nền tảng tối ưu để phát triển các ứng dụng IoT. Vì vậy, các nhà mạng viễn thông ở Việt Nam cần đẩy mạnh việc phủ sóng thương mại mạng di động 5G.

Dự kiến đạt 7 tỉ USD vào năm 2025

Năm 2022, số thiết bị IoT được kết nối trên thế giới là 13,14 tỉ USD. Trong khi đó, số lượng smartphone được thuê bao trên thế giới khoảng 6,4 tỉ thiết bị. Theo Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, quy mô thị trường IoT Việt Nam đã đạt hơn 2 tỉ USD vào năm 2019, dự kiến có thể đạt 7 tỉ USD vào năm 2025.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo