xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khô hạn bủa vây Bắc Tây Nguyên

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Dù mới đầu mùa khô nhưng nhiều địa phương tại các tỉnh Bắc Tây Nguyên đã bị hạn hán bủa vây

Ngày 18-3, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai cho biết đã có gần 50 ha lúa vụ Đông Xuân trên địa bàn bị khô hạn, thiệt hại từ 70% đến mất trắng.

Mực nước ngầm xuống thấp

Chúng tôi đến cánh đồng làng Đăk Kut, xã A Đơk, huyện Đăk Đoa khi chiều xuống. Trên những thửa ruộng vàng quạch vì thiếu nước, mặt ruộng khô khốc, nứt nẻ, một số người dân đang cắt lúa về cho bò.

Gia đình bà Blan (người dân tộc Ba Na, làng Vau, xã A Dơk) trồng 2 sào lúa nước với hy vọng cung cấp đủ gạo cho gia đình 5 miệng ăn. Thế nhưng, khi cây lúa đến kỳ trổ đòng thì ruộng không có nước tưới nên cây lúa héo úa. "Cây lúa khô rồi chết dần, gia đình tôi phải cắt về cho bò ăn. Đau xót đứt ruột, nhưng không cắt thì cây cũng không sống được, bò lại thiếu thức ăn" - bà Blan nghẹn ngào nói.

Khô hạn bủa vây Bắc Tây Nguyên- Ảnh 1.

Nhiều diện tích lúa của người dân ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai bị khô hạn, nông dân cắt về cho bò ăn

Những ngày qua, ruộng lúa của gia đình ông Sưi (trú làng Adơk Kông, xã Adơk) cũng đã cạn khô nước. Nhìn cây lúa thiếu nước, héo khô từng ngày nhưng ông Sưi đành bất lực vì kênh dẫn nước tới cánh đồng đã cạn trơ đáy, không tìm được nguồn nước nào khác để cứu lúa. Ông Sưi nói thời tiết năm nay khắc nghiệt, mới đầu mùa khô đã thiếu nước như vầy thì khi vào cao điểm nước sẽ còn thiếu trầm trọng hơn. "Bao nhiêu công chăm sóc cây lúa mới làm đòng nhưng lại bị thiếu nước nên bà con chúng tôi rất buồn. Nhìn từng đám ruộng lúa phải cắt cho bò ăn chỉ biết đau chứ không làm được gì" - ông Sưi buồn bã.

Ông Nguyễn Kim Anh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) huyện Đăk Đoa, cho biết các xã phía Nam huyện Đăk Đoa đã xảy ra thiếu nước cục bộ một số khu vực. Nguyên nhân từ đầu năm đến nay không có mưa, mực nước ngầm xuống thấp. Đặc biệt tại kênh mương thuộc cánh đồng Đak Kut đã cạn trơ đáy.

Trước thực trạng trên, địa phương đã huy động lực lượng xung kích của xã cùng với Ban Nhân dân thôn hướng dẫn nhân dân nạo vét ao, hồ để bơm tưới ẩm, tưới thấm đối với diện tích lúa nước gần ao, hồ nhằm giảm bớt diện tích thiệt hại.

Hồ thủy lợi "chạm đáy"

Trong khi đó, theo Chi cục Thủy lợi và Tài nguyên nước Kon Tum (thuộc Sở NN-MT Kon Tum), hiện trên địa bàn đã có khoảng 380 ha lúa, cây công nghiệp, rau màu bị thiếu nước do các hồ thủy lợi cũng đã xuống chạm đáy.

Hồ thủy lợi Tà Cang (xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) hiện đã cạn trơ đáy. Tuy vậy, hằng ngày người dân vẫn phải đào mương, hố gom nước để luân phiên tưới cà phê xung quanh hồ. "Tuy luân phiên nhưng vẫn không đủ nước. Tôi có 3 ha cà phê thì mới chỉ tưới được 2,5 ha, còn lại 5 sào vẫn chưa tưới được nên nguy cơ diện tích này năm nay thất thu" - ông Đồng Văn Tươi, thôn 4, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, nói.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng thôn 4 (xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), cho biết trên địa bàn có 2 hồ thủy lợi để tưới cho khoảng 70 ha cà phê. Do thiếu nước tưới đã dẫn đến tình trạng người dân giành giật, tranh nhau tưới trước rồi nảy sinh mâu thuẫn.

Theo Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Kon Tum, hiện 5 công trình, hồ chứa thủy lợi có nguy cơ thiếu nước, không đủ nhu cầu tưới của người dân. Hiện tại các trạm bơm Tà Rộp và Tà Wắc (công trình đập Kon Trang Kla, huyện Đăk Hà) đã cạn nước, không thể tưới cho diện tích cà phê và lúa phía cuối kênh.

Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài đến tháng 5, nhiều hồ đập sẽ cạn nước, khiến gần 2.000 ha cây trồng trên địa bàn các huyện như Đăk Hà, Sa Thầy, Ngọc Hồi, TP Kon Tum... thiếu nước tưới.

Từ đầu tháng 3, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên đã phát đi cảnh báo cấp độ thiên tai do nắng nóng tại tỉnh Kon Tum là cấp 1. Trong đó thời tiết nắng nóng xuất hiện trong tháng 3 ở khu vực phía Tây và phía Nam tỉnh Kon Tum. Nắng nóng có xu hướng mở rộng trong tháng 4 và kéo dài đến tháng 5. 

Cấp bách thì ngăn suối để tưới tiêu

Trước tình hình trên, Sở NN-MT Kon Tum đã có văn bản tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sở NN-MT đề nghị thực hiện tưới luân phiên tiết kiệm nước, tưới khoa học, tưới từ khu xa đầu mối trước xong mới tưới khu gần đầu mối sau, khu cao tưới trước khu trũng tưới sau.

Cùng với đó thường xuyên kiểm tra công trình, khắc phục ngay các vị trí rò rỉ, thất thoát nước, không để nước chảy ra khỏi công trình mà không phục vụ tưới. Tổ chức nạo vét, phát dọn kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy bảo đảm thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ sản xuất. Trường hợp xảy ra khô hạn, thiếu nước thì tận dụng tối đa nguồn nước của các khe suối, ao, hồ, để chọn nơi đặt máy bơm để tưới bổ sung cho những khu vực có thể chống hạn. Hoặc dùng các biện pháp đắp đập tạm ngăn suối, dùng máy bơm để tưới.

Khô hạn bủa vây Bắc Tây Nguyên- Ảnh 2.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo