1. Bị mặt trời nuốt chửng
Từ nhiều năm nay, khoa học đã hiểu được rằng các vì sao cũng có tuổi thọ, bao gồm mặt trời – "sao mẹ" của trái đất. Ước tính mặt trời khoảng 4,6 triệu tuổi và đã đi được hơn nửa chặng đường đời của mình. Mặt trời chết đi đồng nghĩa với các hành tinh của nó sẽ thay đổi vĩnh viễn, theo nhiều cách.
Giữa năm nay, một nhà khoa học danh tiếng là tiến sĩ Matteo Ceriotti, chuyên gia Hệ thống Kỹ thuật Vũ trụ của Đại học Glasgow (Anh) đã có bài báo trên The Conversation, phân tích rằng trong tương lai Sao Hỏa sẽ dễ sống hơn trái đất!
Mặt trời - ảnh: NASA
Lý do đơn giản: mặt trời trong vài tỉ năm tới sẽ bùng nổ thành siêu tân tinh – phút "huy hoàng rồi chợt tối" trong quá trình tiến hóa sao, xảy ra trước khi nó mãi nguội lạnh, co lại thành sao lùn trắng. Trong quá trình bùng nổ đó, nó có thể nuốt chửng vài hành tinh ở gần như Sao Thủy, Sao Kim và trái đất. Khi đó, trái đất sẽ biến thành "hỏa ngục".
Nếu lúc đó địa cầu còn cư dân, họ sẽ phải tính đến chuyện di cư sang một hành tinh khác, ví dụ như Sao Hỏa, vốn sẽ trở nên ấm áp hơn một thời gian nhờ cú bùng nổ của mặt trời.
2. Tồn tại như một "bóng ma" lạnh giá
Giữa tháng 12-2019, nhóm khoa học gia từ Đại học Warwick (Anh) và Đại học Valparasio (Mỹ) đã gây bất ngờ khi lần đầu tiên tìm ra một hành tinh quay quanh "sao mẹ"… đã chết. Ngôi sao mang tên WDJ0914+1914 chỉ còn là một sao lùn trắng, tức một ngôi sao đã bùng nổ thành siêu tân tinh rồi co lại, chỉ còn phần xác.
Một hành tinh bên một ngôi sao chết - ảnh đồ họa từ Mark A. Garlick
Tuy nhiên khác với trái đất, hành tinh con của nó quay quanh sao mẹ này mỗi vòng chỉ mất 10 ngày, tức ở rất gần sao mẹ. Vì vậy, nó có lẽ vẫn rất nóng và đang phun vào vũ trụ một vệt khí dài từ bầu khi quyển bốc hơi.
Phát hiện trên cho thấy trái đất vẫn có cơ hội tồn tại sau khi mặt trời chết đi, hóa sao lùn trắng. Tuy nhiên với khoảng cách rất xa của hành tinh của chúng ta, nó không thể bảo toàn nhiệt độ bề mặt hoàn hảo cho sự sống như ngày nay bởi sao lùn trắng chỉ còn là một khối bé nhỏ và khả năng tỏa nhiệt kém hơn mặt trời rất nhiều.
3. Bị… văng mất khỏi "vùng sự sống"
Nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Durham (Anh), công bố đầu năm 2019 đã sử dụng dữ liệu từ nhiều kính thiên văn vũ trụ và mặt đất để tìm hiểu về Large Magellanic Cloud, một thiên hà láng giềng của thiên hà chứa trái đất Milky Way.
Từ trái đất, chúng ta có thể thấy dmột phần của Miky Way mà chúng ta trú ngụ. Vụ va chạm thiên hà có thể làm thay đổi nó và hành tinh của chúng ta mãi mãi - ảnh: Jheison Huerta/NASA
Kết quả cho thấy Large Magellanic Cloud đã di chuyển chệch hướng so với dự đoán trước đó và đang lao nhanh về phía Milky Way của chúng ta. Với tốc độ kinh hoàng hiện tại, nó sẽ va chạm với Milky Way trong vòng 2 tỉ năm nữa, trước khi chúng ta kịp lo lắng đến việc mặt trời chết đi!
Theo bài công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, va chạm ở cấp độ thiên hà có thể đẩy trái đất và cả hệ mặt trời văng khỏi vị trí hiện tại. Và chỉ cần một thay đổi nhỏ giữa trái đất và mặt trời, hành tinh của chúng ta sẽ lọt khỏi vùng Goldilocks, tức "vùng sự sống", trở nên quá nóng hay quá lạnh và khiến mọi sinh vật trên đó tuyệt chủng.
Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm, vì 2-4 tỉ năm là một khoảng thời gian quá dài để bạn hay con cháu bạn có thể tính đến.
Bình luận (0)