Không bị phá hủy trong quá trình đun nấu
Cấu trúc hóa học của các độc tố tảo trong tự nhiên rất khác nhau, nhưng chúng không thể bị phá hủy hoặc tiêu giảm trong quá trình đun nấu và cũng không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm. Rủi thay, sự phát hiện các thực phẩm biển nhiễm độc không phải là điều dễ dàng, và các ngư dân cũng như người tiêu thụ không thể xác định đâu là các thực phẩm biển an toàn!
Hiện nay, có 6 hội chứng ngộ độc thực phẩm biển được ghi nhận do sự tích tụ độc tố tảo trong cá hoặc các loại thân mềm có vỏ là: Tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, gây liệt cơ, mất trí nhớ tạm thời, đột tử. Nhiều người cứ nghĩ ăn hải sản bị tiêu chảy là do hải sản lạnh. Nhưng không phải, tiêu chảy là cấp thấp của việc ăn hải sản có độc.
Hiện tượng thủy triều đỏ
Sự phát triển - phân bố của tảo độc hại cũng như sự nở hoa của tảo (gọi là thủy triều đỏ) là các hiện tượng tự nhiên. Không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe con người, các nhà khoa học còn cảnh báo hơn 90% khu hệ thực vật và động vật biển ven bờ có thể mất đi do sự nở hoa của vi tảo. Đây là nguyên nhân gây mất mát lớn lao về nguồn lợi nghề cá và thủy sản trong tự nhiên và nuôi trồng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó đang là vấn đề nóng hiện nay trên toàn thế giới và các nhà khoa học chưa có những giải pháp ngăn chặn, chỉ có con đường duy nhất là cảnh báo sớm và có giải pháp kịp thời làm giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra.
Hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và Đan Mạch
Thực phẩm biển nhiễm độc đã được chính phủ nhiều nước công bố và đưa ra quy định hạn chế tiêu thụ các sản phẩm nhất định từ biển. Điều này có nghĩa những phân tích độc tố tảo trong thực phẩm biển cùng với một chương trình giám sát để phát hiện tảo độc hại bắt buộc các quốc gia xuất khẩu thực phẩm biển phải thực hiện. Ở nước ta, các nghiên cứu về tảo độc hại, tảo nở hoa chỉ mới được bắt đầu không quá một thập kỷ, tuy vậy những vấn đề cơ bản về phân loại học đã có những bước tiến đáng kể, được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học Việt Nam ở Viện Hải dương học Nha Trang và các nhà khoa học Đan Mạch ở Trung tâm Khoa học và Thông tin về tảo độc hại của Trường Đại học Copenhagen.
Vụ 165 du khách ngộ độc ở nhà hàng Trống Cơm (Nha Trang) Thức ăn có chứa độc tố tảo Theo kết quả xét nghiệm của Viện Hải dương học Nha Trang, qua phân tích, kiểm định 5 mẫu thức ăn của nhà hàng Trống Cơm (Nha Trang) gây ngộ độc 165 du khách và người dân 2 địa phương vào tối 19-6, đã phát hiện 2 mẫu xúp măng cua (hoặc ghẹ) và tôm sú hấp có kết quả dương tính với độc tố vi tảo PSP gây tê liệt hoặc độc tố trodotoxin. Nếu so với tiêu chuẩn quy định về an toàn thực phẩm thì với hàm lượng độc tố PSP trong 2 món thức ăn của các mẫu đã nêu đều vượt quá ngưỡng cho phép. Và do vậy, chỉ khoảng 500 g xúp măng cua (cỡ 3 chén) hoặc 100 g tôm sú (cỡ 3 con) có chứa hàm lượng độc tố như các mẫu đã phân tích thì đủ gây tử vong cho một người hoàn toàn khỏe mạnh. |
Bình luận (0)