Nhiếp ảnh gia khắp thế giới đổ xô đi "săn" sao chổi Neowise khi nó tiến đến điểm gần Trái Đất Nhất - 103 triệu km, vào các ngày 22 và 23-7. Với cú áp sát này, sao chổi đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường từ đầu tháng 7 và sẽ còn tiếp tục sáng tỏ cho đến cuối tháng.
Neowise như đang gieo mình xuống phía sau ngọn núi, để lại chiếc đuôi ánh sáng tuyệt đẹp trong góc chụp từ Công viên Quốc gia Hồ Crater (Oregon - Mỹ) - ảnh: Robin Lonak/Zuma Press
Bức ảnh với góc chụp "độc quyền": từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS - ảnh: NASA/EPA
Bầu trời tuyệt đẹp ở Trạm thiên văn Ming'antu - Đài thiên văn Quốc gia, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đặt tại Khu tự trị Nội Mông - ảnh: Lian Zhen/Tân Hoa Xã
Lần cuối cùng Neowise viếng thăm người Trái Đất là 6.800 năm về trước, và khoảng 6.000 năm sau nữa nó mới trở lại.
Sao chổi 6.800 năm mới có như rơi thẳng xuống chân trời Colorado (Mỹ) - ảnh: AP
Trên các ngọn tháp nhà thwof Orthodox (Belarus) - ảnh: Sergei Grits, AP
Một góc chụp cận - arnyh: Chris Shcur/Space
Từ Công viên Quốc gia Joshua Tree, California, Mỹ - ảnh: Ringo Chiu/Zuma Press
Sao chổi Neowise được cho là đã 4,6 tỉ năm tuổi, có cốt lõi làm từ thứ vật liệu tối sơ khai của Hệ Mặt Trời, trong khi phần lớn cơ thể là băng giá như hầu hết mọi sao chổi khác. Nó được giới thiên văn gọi là "quả cầu tuyết vũ trụ".
Đồi Oreokastro, Hy Lạp - ảnh: Nicolas Econoumou/Zuma Press
Nhiếp ảnh gia khắp thế giới "săn" sao chổi
Bình luận (0)