Theo Sci-News, tinh vân đặc biệt tên MSH 15-52 hoặc G320.4-12, còn được gọi là "bàn tay ánh sáng" hay "bàn tay của Chúa", bởi thực sự mang hình dáng một bàn tay ánh sáng màu xanh lam và xanh lá cây trong hình ảnh tia X từ Chandra. Tinh vân vốn là tàn dư lâu đời của một ngôi sao phát nổ – tức siêu tân tinh – thường để lại những hình thù kỳ thú trong vũ trụ.
Bàn tay ánh sáng ngoạn mục được Đài quan sát tia X Chandra ghi lại - ảnh: NASA
Hiện nay, vật chất trong bàn tay di chuyển rất nhanh và đã chạm các đầu ngón tay vào một đám mây khí đầy magie và neon, mang sắc đỏ và vàng, tạo nên cảnh quan vô cùng ngoạn mục.
Daily Mail cho biết ngôi sao tạo ra tinh vân "bàn tay ánh sáng" nằm trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, đã phát nổ từ lâu. 1.700 năm trước, giữa thời hưng thịnh của người Maya hoặc triều Tấn của Trung Quốc, ánh sáng từ bàn tay này đã đến được Trái Đất.
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Bang North Carolina ở Raleigh (Mỹ), tinh vân năm cách chúng ta 17.000 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Viên Quy.
Các mảnh vỡ của vụ nổ vẫn đang di chuyển cực nhanh với tốc độ 17,7 km/giờ, tạo nên những ngón tay thon dài kỳ ảo. Nhưng đó là đã một tốc độ bị chậm lại vì khi còn "trẻ", vật chất trong tàn dư siêu tân tinh này có thể di chuyển với tốc độ tận 48,3 triệu km/giờ. Có khoảng 30% ngôi sao khổng lồ khi sụp đổ sẽ để lại những tinh vân như thế này.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.
Bình luận (0)