Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Malaska, một nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA đã tìm thấy cyclopropenylidene (C3H2) trong những đám mây khí và bụi của Titan, mặt trăng to lớn của Sao Thổ.
Mặt trăng Titan - ảnh: NASA
Cyclopropenylidene là một dạng phân tử mạch vòng. Nó không xuất hiện trong các phản ứng sinh học ngày nay trên Trái Đất nhưng vài tỉ năm trước, đó có thể là một trong những vật liệu tạo nên "xương sống" cho các nucleobase của DNA sinh vật! Nói cách khác, cyclopropenylidene là một dạng "khối xây dựng sự sống nguyên thủy.
Phát hiện này gây giật mình bởi trước đó, người ta đã hiểu biết nhiều về thế giới ngập đầy mê-tan của mặt trăng Titan. Khoảng 3,8 đến 2,5 triệu năm trước, chính bầu không khí của Trái Đất cũng ngập đầy mê-tan thay cho oxy.
Các tác giả cho biết mục tiêu chung của cuộc nghiên cứu Titan họ đang thực hiện chính là tìm hiểu xem thiên thể này thực sự có thể sinh sống hay không. Vì vậy, họ đã xác định thành phần hóa học của thiên thể để biết được những hợp chất nào từ khí quyển di chuyển đến bề mặt hành tinh, rồi liệu nó có thể xuyên lớp vỏ băng xuống đại dương bên dưới hay không. Đại dương ngầm dưới băng của Titan chính là nơi khả dĩ nhất cho sự sống, theo các bằng chứng NASA thu thập được.
Tiến sĩ Melissa Trainer từ Trung tâm Hàng không vũ trụ Goddard (NASA), thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định: "Chúng tôi nghĩ về Titan như một phòng thí nghiệm ngoài đời thực, nơi những quá trình hóa học đang diễn ra tương tự Trái Đất cổ đại".
Titan là mặt trăng lớn thứ 2 của hệ Mặt Trời, lớn hơn cả Sao Thủy. Nghiên cứu vừa công bố trên Astronomical Journal.
Bình luận (0)