xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bắt chước đại tài!

XUÂN HẠO

Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đang trỗi lên nhưng còn lâu để có thể bắt kịp trình độ công nghệ của Tây Âu, dù họ là những kẻ bắt chước không ai bằng

Hôm 28-8, một trong những tên tuổi có ảnh hưởng nhất trong đội ngũ phát triển Android tại Google, ông Hugo Barra, đã rời công ty này để chuyển sang làm việc cho Xiaomi - một công ty công nghệ di động ít tên tuổi của Trung Quốc. Việc này có thể sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi trong ban lãnh đạo Android và ảnh hưởng đến hướng phát triển của hệ điều hành di động mở này trong tương lai. Tuy nhiên, đây cũng là một dịp tốt để Xiaomi và những công ty công nghệ Trung Quốc đang nổi lên gần đây tận dụng.
 
Bắt chước Apple!
 
Xiaomi chưa gì đã được lợi từ vụ “chuyển nhượng” của Hugo Barra. Tuy được mệnh danh là “Apple của phương Đông” nhưng Xiaomi chỉ nổi trội ở thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Công ty còn khá non trẻ này (thành lập năm 2010 với 2.400 nhân viên) đã có lợi nhuận hằng năm lên đến 2 tỉ USD, tổng số sản phẩm bán ra năm 2012 lên đến 7 triệu USD và dự đoán sẽ gấp đôi trong năm 2013. Tuy nhiên, Xiaomi lại là kẻ khét tiếng bắt chước Apple.
img
CEO Xiaomi với phong cách bắt chước y chang Steve Jobs, cựu CEO của Apple Nguồn: NEW YORK TIMES
 
Xiaomi không chỉ bắt chước Apple ở phong cách thiết kế sản phẩm đơn giản, hiện đại mà còn cả ở giao diện người dùng MIUI (nền Android) tương tự iOS. Thậm chí, ngay cả CEO của Xiaomi, Lei Jun, cũng… bắt chước phong cách của Steve Jobs, từ cách giới thiệu sản phẩm, ăn mặc đến đi đứng.
 
Ngoài cách bắt chước quái lạ này, Xiaomi có một mô hình kinh doanh khá độc đáo: Bán các sản phẩm cao cấp với giá sát giá thành sản xuất, thu lợi nhuận cực nhỏ. Xiaomi cũng tìm cách bán các sản phẩm của mình trực tiếp qua trang web của hãng, không thông qua các nhà mạng. Điều này rất khác với các hãng của Trung Quốc - thường bán sản phẩm tầm thấp, giá rẻ, cả trợ giá từ nhà mạng.
 
Các sản phẩm smartphone của Xiaomi có cấu hình ngang ngửa với những dòng điện thoại chủ đạo cao cấp của các hãng lớn nhưng giá chỉ bằng một nửa (Xiaomi Phone 2S chỉ 370 USD so với 579 USD của Galaxy S4), bán ra trong một thời gian dài - 18 tháng - chứ không liên tục được nâng cấp. Lý do đằng sau mô hình này là để Xiaomi có thể tập trung kiếm lợi nhuận từ bán phụ kiện và các dịch vụ cho người dùng.
 
Xiaomi có tham vọng để nhảy vào Fortune 500 - danh sách các công ty lớn nhất thế giới - nhưng họ sẽ vẫn phải đối mặt với rất nhiều trở ngại để có thể được chú ý tại thị trường châu  Âu và Mỹ. Một trong những trở ngại lớn nhất của Xiaomi, mỉa mai thay, lại là nạn bắt chước và ăn cắp bản quyền từ chính các đối thủ tại Trung Quốc!
 
Lợi thế lại là bất lợi
 
Ngoài Xiaomi, một tên tuổi khác đáng chú ý là Huawei. Gốc Quảng Đông, Huawei là cái tên lớn nhất trong làng công nghệ Trung Quốc. Đây là hãng cung cấp thiết bị công nghệ viễn thông lớn nhất thế giới, qua mặt cả Ericsson vào năm 2012.
 
Trong mấy năm qua, Huawei đã dần dần trở thành một công ty đa quốc gia, với cơ sở nghiên cứu tại Mỹ, Đức, Thụy Sĩ, Ireland, Ấn Độ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, trụ sở chính của hãng nay đặt tại Anh Quốc. Các sản phẩm của Huawei chủ yếu ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng mạng nên ít được người dùng biết đến. Tuy nhiên,  hãng này cũng sản xuất hàng loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và dòng smartphone Ascend.
 
Huawei là kẻ giỏi nhất trong cuộc đua các sản phẩm rẻ tiền mà vẫn giữ chất lượng ở mức chấp nhận được. Với việc thúc đẩy mạnh mẽ trong khâu nghiên cứu và phát triển công nghệ, công ty này đã nhanh chóng đuổi kịp tầm cỡ công nghệ của phương Tây. Để làm được điều đó, họ phải trả giá khi phải thúc ép nhân viên nghiên cứu làm việc nhiều giờ với đồng lương rẻ mạt. Đó là lợi thế lớn để Huawei đẩy giá thành xuống thấp hơn nữa.
 
Tuy nhiên, lợi thế quan trọng nhất của Huawei là sự “nâng đỡ” của chính phủ Trung Quốc. Chính quyền quốc gia này đã tích cực tìm cách tạo lợi thế cho các công ty trong nước hơn bao giờ hết dù phải “dìm” sự ảnh hưởng của nhiều công ty nước ngoài. Hết Google, Apple đến Microsoft cũng đều gặp rắc rối khi hoạt động tại Trung Quốc. Việc Giám đốc điều hành và cũng là nhà sáng lập Huawei,  ông Ren Zhengfei, có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền cũng là một điểm mạnh. Có thể nói, Huawei là “đứa con cưng”  của ngành công nghệ Trung Quốc.
 
Tuy nhiên, chính điều này lại bất lợi. Ngoài tiếng xấu từ nhiều xì-căng-đan ăn cắp bản quyền và vi phạm luật lao động, mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc biến Huawei thành một cái gai trong mắt chính quyền nhiều nước. Mỹ là một ví dụ cụ thể.
 
Lo ngại các thiết bị của Huawei có thể cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động tình báo tại Mỹ, chính quyền nước này đã liên tục cấm đoán và giới hạn các công ty sử dụng sản phẩm của Huawei. Trong khi đó, các dòng smartphone Ascend của Huawei ngoài giá rẻ thì về mặt chất lượng thiết kế lẫn công nghệ vẫn chưa đến đâu.
 

Còn lâu mới đuổi kịp Tây Âu

Còn rất nhiều công ty Trung Quốc đang tìm chỗ đứng trong thị trường smartphone, như Oppo - một hãng cũng đã bán sản phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn nạn bắt chước nửa vời và cái “mác” hàng Trung Quốc sẽ còn kéo chân các công ty này trong một thời gian dài nữa. Phải cần nhiều cải thiện để họ có thể cạnh tranh với các công ty Tây Âu và có thể những nhân tài như Hugo Barra sẽ thực hiện được điều này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo