icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bí ẩn quanh tấm bản đồ Trái Đất thời cổ đại

Theo Khoa học và Đời sống

Vào năm 1929, một nhóm các nhà nghiên cứu lịch sử tìm ra được một tấm bản đồ kỳ lạ vẽ trên da linh dương. Kết quả nghiên cứu sau đó cùng với những dòng chữ để lại trên tấm bản đồ cho thấy đây là một tấm bản đồ Trái Đất có độ chính xác hoàn hảo được vẽ vào năm 1513.

Những đặc điểm gây nhiều tranh cãi

img
Bản đồ Piri Reis.

Tác giả của tấm bản đồ này là Piri Reis, một đô đốc hải quân nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 16. Ông là người đặc biệt say mê nghiên cứu bản đồ. Với vị trí của mình, ông có điều kiện được tiếp xúc với những tài liệu mật được cất giữ trong thư viện Hoàng gia.

Bản đồ Piri Reis chỉ rõ bờ biển phía Tây châu Phi, bờ biển phía đông vùng Nam Mỹ và đặc biệt ở bờ biển phía bắc Nam Cực được thể hiện chi tiết. Điều kỳ lạ không chỉ ở chỗ làm sao đô đốc Piri Reis có thể lập bản đồ chính xác về khu vực Nam Cực từ 300 năm trước khi nó được loài người phát hiện, mà câu hỏi tập trung vào việc tại sao tấm bản đồ thể hiện được vùng Nam Cực từ khi vùng này chưa bị băng che phủ.

Ngày 6/7/1960, trong thư trả lời yêu cầu đánh giá số liệu trên tấm bản đồ của Piri Reis do giáo sư Charles H. Hapgood - Đại học Keene đưa ra, đại tá chỉ huy không lực Mỹ Harold Z. Ohlmeyer khẳng định toàn bộ phần dưới của tấm bản đồ thể hiện vùng đất Queen Mauld với độ chính xác tuyệt đối so với số liệu đo đạc bằng phương pháp địa chấn trên bề mặt lớp băng dày 1,6 km do Tổ chức thám hiểm Nam Cực Anh - Thụy Điển thực hiện năm 1949. Điều đó chứng tỏ vùng bờ biển này đã được vẽ lên bản đồ trước khi bị băng che phủ.

Khoa học chính thống luôn cho rằng băng bao phủ bề mặt Nam Cực có độ tuổi là 1 triệu năm. Với toàn bộ phần phía bắc của châu lục này được thể hiện như vậy trước khi băng bao phủ thì có thể suy ra là bản đồ được vẽ từ 1 triệu năm trước, nhưng điều này thật khó giải thích, bởi lúc đó con người chưa có mặt trên Trái Đất.

Năm 1953, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi tấm bản đồ Piri Reis tới cơ quan thủy văn Hải quân Mỹ để phân tích. Các chuyên gia ở đây đã không thể tin nổi vào mắt họ: Với độ chính xác hoàn toàn tuyệt đối, việc lập tấm bản đồ này hẳn phải được thực hiện bằng phương pháp định vị từ trên không, bởi Trái Đất được thể hiện trên bản đồ có hình cầu với chu vi nằm trong phạm vi 80 km?!! Thậm chí các chuyên gia thủy văn của Mỹ đã phải hiệu chỉnh một số sai sót trong những tấm bản đồ mới lập theo phương pháp này. Ngoài ra, độ chính xác trong việc xác định toạ độ kinh tuyến cho thấy tấm bản đồ kỳ lạ này được vẽ theo phương pháp phân định địa cầu - một công nghệ chỉ được biết tới vào thế kỷ 18 do một người Anh là John Harrison phát minh năm 1761. Trước đó, việc tính toán kinh tuyến chỉ ở mức tương đối với sai số lên tới hàng trăm kilomet.

Hành trình trở về quá khứ

Vào thời Trung Cổ, hàng loạt bản đồ đi biển với tên gọi portolani đã được lưu hành. Đây là những tấm bản đồ chính xác về các hải trình thông dụng nhất, trên đó có nêu rõ các bờ biển, vịnh đỗ, eo biển, bến cảng... Phần lớn các hải đồ này chỉ tập trung vào vùng biển Địa Trung Hải, Hắc Hải và một số tuyến thông dụng khác mà chính Piri Reis cũng đã mô tả trong cuốn sách đi biển của mình. Tuy nhiên, có một số hải đồ còn nêu tên những vùng đất cho đến nay vẫn chưa được biết đến, lưu hành trong giới thủy thủ và được cất giữ như báu vật của riêng họ. Chính vì vậy đã có giả thiết nghi ngờ Columbus là một trong số những người may mắn có trong tay những tấm bản đồ đi biển đặc biệt này và việc ông khám phá ra châu Mỹ thực tế chỉ là tìm lại châu Mỹ, bởi hải trình ông đi năm 1492 đã được ghi trong một số bản đồ cổ.

Để lập nên tấm bản đồ mang tên chính mình, Piri Reis đã phải dùng đến nhiều nguồn tư liệu khác nhau, gồm cả những thông tin thu thập được từ những chuyến đi căn cứ vào chú thích của ông trên bản đồ. Trong cuốn Bản đồ về những đại dương cổ xuất bản năm 1979, giáo sư Charles Hapgood nhận định bản đồ Piri Reis lấy nguồn tư liệu từ những tấm bản đồ của người Minoans và Phoenicians, những tộc dân được mệnh danh là cá kình của biển cả trong suốt hàng nghìn năm. Các bản đồ cổ đại đã được thu thập và cất giữ để nghiên cứu tại thư viện Alexandria (Ai Cập) trong đó có cả những bản đồ về châu Mỹ, Bắc Cực và biển Nam Cực. Điều đó chứng tỏ các nhà thám hiểm đường biển cổ đại từng đi từ cực này sang cực khác và một điều thật khó tin nhưng lại hiển nhiên rằng những người cổ đại đã khám phá Nam Cực từ khi bờ biển này hoàn toàn chưa có băng tuyết.

Và những tấm bản đồ cổ đại khác

Tấm bản đồ có tên Hải đồ của Zeno lập năm 1380 cũng kỳ lạ không kém. Một phần lớn vùng Bắc Cực trải dài tới Greenland được thể hiện chi tiết với độ chính xác tới mức kinh ngạc khiến cho người ta khó có thể tin nổi ai đó vào thế kỷ 14 đã tìm được đúng vĩ độ cũng như kinh độ của khu vực này. Một tấm bản đồ khác do một người Thổ Nhĩ Kỳ Hadji Ahmed vẽ năm 1559 chỉ rõ một dải đất có độ rộng chừng 1600 km nối liền Alaska với Xibia. Trong khi đó, cây cầu tự nhiên này đã bị nước biển bao phủ vào cuối kỷ băng hà. Bản thân Hapgood cũng tìm thấy một tư liệu dùng để vẽ bản đồ được khắc trên cây cột đá tại Trung Quốc có niên đại năm 1137. Tài liệu này cũng thể hiện cùng trình độ công nghệ với những bản đồ phương Tây khác, cùng dùng phương pháp kẻ ô phân định địa cầu.

Như vậy, từ thời cổ đại đã có nhiều tấm bản đồ miêu tả chi tiết đặc điểm địa lý của Trái Đất này. Dường như chúng là những mảnh riêng rẽ của tấm bản đồ thế giới cổ đại do những con người chưa được biết đến lập nên bằng chính những công nghệ hiện đại mà con người ngày nay đang nắm giữ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo