Khác với những biện pháp sinh học trước đây không thể làm cho muỗi hoàn toàn miễn dịch với ký sinh trùng Plasmodium gây sốt rét, hiện các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chèn một đoạn gien mới vào bộ gien của muỗi và tiêm vào cả trứng muỗi. Đoạn gien này có khả năng như một “công tắc” có thể điều khiển enzyme Akt của muỗi hoạt động. Đây là enzyme ảnh hưởng chặt chẽ đến sự tăng trưởng, tuổi thọ và hệ thống miễn dịch của muỗi.
Bằng phương pháp này, họ đã làm thay đổi vĩnh viễn bộ gien muỗi, khiến “công tắc” luôn “bật” và enzyme Akt được sản xuất ra nhiều. Do vậy, muỗi biến đổi gien có thể miễn dịch 100% với ký sinh trùng sốt rét và truyền lại đặc điểm này cho con cái, khiến chúng không thể lây bệnh sang người đồng thời rút ngắn tuổi thọ của muỗi, giúp giảm thiểu cơ hội cho các ký sinh trùng sốt rét phát triển trong cơ thể muỗi.
Hiện loài muỗi này vẫn tiếp tục được nghiên cứu để có thể thả ra tự nhiên thay thế cho các quần thể muỗi thường gây hại.
Bình luận (0)