Nhóm nghiên cứu đã tiêm thêm phiên bản của 3 gien, có tên telomerase, p53 và p16, vào trong các tế bào gốc của chuột. Ba gien này vốn có vai trò quan trọng trong tuổi thọ và hạn chế khối u. Tiêm vào cơ thể thêm một phiên bản có thể cải thiện chức năng gien do chúng sản sinh nhiều protein hơn và năng động hơn. Nhờ vậy, telomerase có thể ngăn các nhiễm sắc thể không co rút như trong quá trình lão hóa ở mọi sinh vật, còn p53 và p16 được kích hoạt để ngăn các tế bào biến đổi và phân chia, tức ngăn được bệnh ung thư, cùng việc bù đắp bằng những tế bào mới và khỏe.
Trước đây, chuột từng được gây giống để không bị ung thư nhưng tuổi thọ không thay đổi đáng kể, thậm chí còn giảm trong một số trường hợp và chỉ có thể tăng tuổi thọ cho chuột bằng cách kiểm soát chế độ ăn.
Kỹ thuật biến đổi gien này mang tính đột phá bởi vì sau nhiều năm nỗ lực, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể đưa vào chuột những phiên bản của cả p53 và p16. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học thành công trong vận dụng tác động qua lại giữa bệnh ung thư và quá trình lão hóa để tăng tuổi thọ ở động vật có vú.
Theo Maria Blasco, nhóm nghiên cứu của CNIO: “Thuốc trường sinh bất lão giờ đây không còn là một giấc mơ không tưởng. Khám phá này đã mở ra triển vọng con người sống đến 125 năm và không bị bệnh ung thư đe dọa”.
Bình luận (0)