Nghiên cứu nói trên vừa được công bố trong tạp chí khoa học Social Psychological and Personality Science, do ba tác giả Ella Glikson, Arik Cheshin và Gerben A. van Kleef tiến hành. Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Amsterdam (Hà Lan), nơi tác giả van Kleef làm giáo sư tâm lý xã hội.
Các biểu tượng cảm xúc không hề đáng yêu nếu chúng xuất hiện trong e-mail công việc - ảnh CNN
Tác giả Ella Glikson, đến từ Đại học Ben Gurion (Israel), cho biết: "Tôi đã rất lạc quan về sức mạnh của các biểu tượng cảm xúc nhưng kết quả ban đầu khiến tôi ngạc nhiên. Vì vậy, chúng tôi tập trung vào việc đánh giá tác động cụ thể của biểu tượng mặt cười khi xuất hiện như một ấn tượng đầu tiên trong một bối cảnh công việc".
Ba dạng thí nghiệm khác nhau đã được tiến hành với 549 người đến từ 29 quốc gia, và cả ba đều cho kết quả tương đương. Ngay cả khi biểu tượng mặt cười được đặt trong bối cảnh thật phù hợp và có ảnh hưởng tích cực đến giọng điệu thông điệp, nó vẫn bị người đọc xem như biểu hiện của một nhận thức kém và địa vị của kẻ yếu thế.
Biểu tượng mặt cười cho hiệu quả tương phản hẳn với nụ cười thực sự và trực tiếp, vốn tạo cho cá nhân cảm giác chân thành, tin cậy, ấm áp, có quyền lực. Nụ cười biểu tượng chỉ khiến quá trình làm việc chung khó khăn hơn. Nó đồng thời làm giảm hành vi chia sẻ thông tin của người nhận, bởi nó khiến người gửi có vẻ không đủ tin cậy.
Các tác giả cho rằng nghiên cứu này giúp ích nhiều cho giới trẻ, những thế hệ lớn lên với điện thoại di động, biểu tượng cảm xúc và ngôn ngữ mạng.
Đôi khi họ đã quen với việc vượt qua ranh giới giữa ngôn ngữ viết truyền thống và các biến thể hiện đại hơn. Họ khuyên rằng khi các biểu tượng cảm xúc đã phát triển thành một loại ngôn ngữ, chúng ta cần học cẩn thận các quy tắc và hạn chế của loại ngôn ngữ này.
Bình luận (0)