xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ rơi thị trường dịch thuật

TS NGUYỄN ÁI VIỆT (Viện CNTT, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Thị trường dịch thuật ở Việt Nam ước tính vào khoảng 100 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài hiện đang chiếm phần lớn thị phần này

Trong thập kỷ qua, thị trường dịch thuật toàn cầu đang phát triển nhanh hơn nhiều lần so với các dự báo. Năm 2010, một số báo cáo cho rằng thị trường dịch thuật sẽ đạt 14 tỉ USD vào năm 2014, với mức tăng trưởng hằng năm khoảng 7%. Tuy nhiên, theo các báo cáo mới nhất, hiện nay tăng trưởng của thị trường này đang ở mức hơn 17% và năm 2014 sẽ đạt giá trị 39 tỉ USD.

Tiềm năng

Với khối lượng khổng lồ các ấn phẩm liên quan tới mọi loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ của các công ty nước ngoài đang đổ vào Việt Nam, có thể thấy rằng nhu cầu dịch thuật đã trở thành thị trường phát triển sôi động. Bên cạnh đó, việc chuyển giao tri thức công nghệ, hội nhập quốc tế, ngoại thương, đầu tư... cũng đòi hỏi rất nhiều công việc dịch thuật.
 

img

 


 
 
img
Các sản phẩm hỗ trợ dịch thuật Việt


Nếu lấy mức bình quân trên thế giới thì thị trường dịch thuật Việt Nam phải ở mức 500 triệu USD/năm. Riêng thị trường châu Á, đặc biệt là các nước đang phát triển, có mức tiêu thụ sản phẩm dịch thuật cao hơn mức bình quân nhiều lần. Do đó, thị trường dịch thuật tiềm năng của Việt Nam có thể lên tới mức 1 tỉ USD/năm. Một thị trường như thế có thể so sánh được với các ngành công nghiệp khác. Thế nhưng, phần lớn thị trường này hiện đang lọt vào tay các công ty nước ngoài. Các công ty này thuê lại nhân lực Việt Nam với giá rẻ hơn rất nhiều. Giá trung bình dịch thuật Anh - Việt trong nước khoảng 35.000-40.000 đồng/trang (1,7-2 USD). Trong khi đó, giá dịch Anh - Việt trên thế giới là 0,2 USD/từ, tính ra giá mỗi trang (khoảng 350 từ) cao hơn giá tại Việt Nam 30-40 lần. Một số chuyên gia dịch thuật Việt Nam làm thuê cho các công ty dịch thuật nước ngoài trung bình được trả từ 15-20 USD/trang. Giá này vẫn còn xa mới bằng được mức dịch vụ mà thị trường đang trả cho các công ty dịch thuật.

Có cạnh tranh nổi?

Tuy có sự chênh lệch như vậy nhưng khách hàng vẫn tìm đến các công ty dịch thuật nước ngoài. Trước hết, những công ty này đều tuân thủ các chuẩn dịch thuật quốc tế - một khái niệm còn hết sức mới lạ đối với người dịch Việt Nam. Ở ta, việc tùy tiện thêm bớt hay bóp méo ý gốc của tác giả còn rất phổ biến. Bên cạnh đó là việc sử dụng thuật ngữ không nhất quán, thiếu đầu tư để nắm vững chủ đề của văn bản và rất nhiều vấn đề chuyên môn khác. Đáng chú ý là việc sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ dịch thuật, một trong những tiêu chuẩn bắt buộc trên thị trường quốc tế.

Theo một báo cáo thống kê từ các công ty dịch thuật, có tới 85% chuyên gia dịch thuật trên thế giới đang dùng phần mềm để dịch thuật.

Có thể nói, việc sử dụng phần mềm, kể cả máy dịch, từ điển điện tử, các phần mềm hỗ trợ và các công cụ quản lý dịch thuật là bước đầu tiên để hình thành công nghiệp dịch thuật của Việt Nam. Gần đây, đã có một số công cụ phần mềm dịch thuật được phát triển ở trong nước như Bocohan của Viegrid, EV Trans của Softex, Vietgle của Lạc Việt… với chất lượng có thể cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế như Trados, Wordfast, Google Translate… Các sản phẩm trong nước có lợi thế về hỗ trợ tại chỗ, xử lý tiếng Việt tốt, bảo mật, chi phí hợp lý… Mặc dù vậy, do chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm chưa đồng bộ nên chưa thể đáp ứng yêu cầu của ngành dịch thuật.

Trước mắt, có lẽ phải bắt đầu từ việc xây dựng một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và khuyến khích các công ty dịch thuật có tầm vóc ra đời. Chẳng hạn, nên có một cổng thông tin hỗ trợ cho việc phát triển thị trường dịch thuật, quảng bá việc chuẩn hóa, sử dụng công nghệ và đào tạo nhân lực.

Bên cạnh đó, nên khuyến khích những sản phẩm và dịch vụ sử dụng dịch máy để hỗ trợ cho các chuyên gia dịch thuật ở các hội nghị quốc tế, tư vấn y tế, luật pháp từ xa, dịch tin tức, ứng dụng trong ngân hàng, ngoại thương và du lịch. Bên cạnh dịch thuật Anh - Việt, Trung - Việt, Nhật - Việt và các ngôn ngữ khác cũng đang hình thành những nhu cầu ngày càng lớn.
 

BÀ LÊ NGỌC HỒNG, TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ VIEGRID:

Lấy tiếng Việt làm thế mạnh cạnh tranh

Từ năm 2007, Viegrid đã đầu tư hơn 10 tỉ đồng phát triển các công nghệ dịch thuật, trong đó đáng kể nhất là máy dịch 2 chiều Việt - Anh - Việt đầu tiên của Việt Nam ở quy mô công nghiệp. Việc cạnh tranh với công ty nước ngoài khá khó khăn, do máy dịch của Google có rất nhiều người dùng, đầu tư lớn, công nghệ rất tiên tiến. Công ty phải chọn đầu tư vào chất lượng, xử lý tiếng Việt làm thế mạnh cạnh tranh. Đặc biệt, Viegrid sử dụng mô hình tích hợp máy dịch với phần mềm hỗ trợ dịch. Phần mềm hỗ trợ dịch Bocohan của Viegrid xử lý tiếng Việt tốt, giá cả thấp hơn rất nhiều. Sắp tới, Viegrid tiếp tục đầu tư vào dịch Trung - Việt, xây dựng trang web chuyên gia dịch thuật VTCAFE và một số ứng dụng hỗ trợ dịch thuật khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo