"Bom bóng tối" dưới hình dạng một quả cầu lửa làm bằng plasma được tàu vũ trụ SDO đang quan sát bầu trời của NASA phát hiện lần đầu vào ngày 14-8, khi plasma phun ra từ một vết đen trên bề mặt Mặt Trời với tốc độ 2,1 triệu km/giờ, xé toạc bầu khí quyển của Mặt Trời.
Điều này tạo ra thứ gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME) dạng cầu lửa.
Một vụ phóng khối lượng đăng quang - Ảnh: SDO/NASA
Theo Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), CME lần này là dạng "ăn thịt" đồng loại, bởi nó di chuyển nhanh tới nỗi vượt qua các vụ phun trào trước đó, nuốt chửng luôn các hạt tích điện để trở thành một con quái vật khổng lồ.
Quả bom Mặt Trời này được dự báo sẽ đâm sầm vào bầu khí quyển và từ quyển Trái Đất ngày 18-8, tạo nên một cơn bão địa từ mạnh loại G3.
Cơn bão địa từ G3 sẽ làm nén nhẹ từ trường của Trái Đất, các hạt năng lượng từ quả bom vũ trụ sẽ nhỏ giọt xuống các đường sức từ gần cái cực và tạo nên cực quang rực rỡ.
Nó cũng sẽ tác động đến lưới điện và hệ thống định vị, phổ biến nhất là gây mất điện vô tuyến sóng ngắn và khiến máy bay, vệ tinh gặp khó khăn vì hệ thống GPS bị nhiễu.
Bão địa từ G3 là cơn bão địa từ loại mạnh nên có thể người Trái Đất sẽ đối mặt với những rắc rối nói trên trong ngày. Nếu bão địa từ cực đoan hơn, ví dụ mức G4, G5, các vệ tinh trên quỹ đạo thậm chí có thể khiến vệ tinh rơi, tê liệt Internet.
Bình luận (0)